Dinh dưỡng phòng bệnh

Viêm Amidan kiêng ăn gì? 4 thực phẩm khiến sưng tấy nặng hơn cần tránh

Viêm Amidan kiêng ăn gì? Khi mắc phải bệnh cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề ăn uống như thế nào là phù hợp?

1. Bệnh viêm Amidan có nguy hiểm không
Viêm Amidan là căn bệnh về đường hô hấp khá phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và thậm chí người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Nếu không được phát hiện hoặc điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó cần tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân và biểu hiện của người có nguy cơ viêm Amidan qua những thông tin dưới đây nhé.



Amidan của người khỏe mạnh. (Nguồn: vtv.vn)

1.1. Nguyên nhân gây viêm Amidan
Viêm Amidan khởi nguồn là do các loại virus và vi khuẩn gây nên. Streptococcus (hay còn gọi là vi khuẩn strep) là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh. Bên cạnh đó, các loại gây bệnh phổ biến được biết nhiều đến như: virus cúm, virus herpes simplex, adenovirus, virus epstein-barr, enteroviruses, virus parainfluenza.

Việc mắc các bệnh về đường hô hấp như: bệnh cúm, viêm họng mãn tính, liên tụ cầu,.. cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm Amidan. Một số yếu tố khác cũng dẫn đến việc mắc bệnh: môi trường sống bị ô nhiễm, thời tiết thay đổi mạnh một cách đột ngột, ăn uống hoặc vệ sinh cá nhân kém,..



Đau rát họng do viêm Amidan (Nguồn: s2.bloganchoi.com)

1.2. Biểu hiện của Viêm Amidan
Một trong những triệu chứng dễ nhận biết khi bị viêm Amidan là cổ họng bị đau rát, đau khi nuốt nước bọt hoặc đau khi ăn uống, hơi thở có mùi khó chịu. Tiếp theo, diễn bệnh biến sẽ có những triệu chứng khác như cơ thể bị sốt, nhức đầu, đau tai. Ngoài ra, bạch huyết sưng, gây ra tình trạng đau cổ và hàm hay amidan sưng, có màu đỏ, xuất hiện đốm trắng hoặc vàng. Khi đã phát hiện ra các dấu hiệu nêu trên, thì khả năng mắc bệnh viêm Amidan là rất cao. Bạn nên đi khám tai mũi họng với thiết bị, công nghệ hiện đại để được các bác sĩ chẩn đoán một cách chính xác hơn.



Khám viêm Amidan (Nguồn: hellobacsi.com)

2. Viêm Amidan kiêng ăn gì        
Như vậy, các bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh viêm Amidan cũng như các nguyên nhân và biểu hiện khi mắc phải. Vậy trong trường hợp đã bị nhiễm, bạn cần phải chú ý, kiêng cử những việc gì, và viêm amidan không được ăn gì? Đây đều là những điều quan trọng mà bất kỳ người mắc bệnh nào cũng cần tìm hiểu và nắm rõ để nhanh chóng khỏi bệnh và duy trì được cuộc sống khoẻ mạnh.

2.1. Thức uống chứa nhiều axit
Vậy viêm Amidan kiêng ăn gì? Khi mắc bệnh, cần tránh sử dụng các loại thức ăn, nước uống có tính axit: nước ép bưởi, nước chanh,.. các loại thức uống có chứa cồn và nước có ga cũng được khuyến cáo là không nên sử dụng khi đang mắc bệnh.

Bên cạnh đó, việc cung cấp đủ nước khoáng thiên nhiên, tinh khiết cho cơ thể lúc này hết sức cần thiết, bởi vì khi mắc bệnh cơ thể mất đi khá nhiều nước cần được bổ sung thường xuyên. Mặt khác, có thể sử dụng trà thảo dược thanh mát (không chứa caffein), nước ấm pha với mật ong nguyên chất từ thiên nhiên,.. có thể giúp làm dịu cơn đau rát họng.



Sử dụng nước mật ong ấm giúp giảm đau rát họng (Nguồn: youtube.com)

2.2. Đồ ăn nóng và cay
Việc bệnh nhân hiểu kỹ viêm Amidan không nên ăn gì là một nhân tố có lợi, giúp quá trình kiểm soát và điều trị bệnh diễn ra hiệu quả hơn. Cần tránh sử dụng các thực phẩm cay, nóng như: tiêu, ớt, wasabi,.. Bên cạnh đó, thực hiện kiểm tra, xét nghiệm tầm soát ung thư định kỳ là cần thiết, giúp chẩn đoán chính xác và phát hiện kịp thời các bệnh ẩn giấu trong cơ thể.



Đồ ăn cay, nóng (Nguồn: misskick.vn)

2.3. Thực phẩm thô như rau giòn thô và ngũ cốc lạnh
Bệnh nhân viêm Amidan nên kiêng ăn gì? Những thực phẩm khô, khó nhai nuốt, đồ ăn sống, lạnh là một trong các loại thực phẩm nên kiêng khi mắc bệnh. Các loại rau giòn thô và ngũ cốc lạnh cũng vậy, vì chúng thô nên khi nuốt sẽ cọ xát với cổ họng gây tình trạng viêm nặng hơn.

Cần bổ sung các loại rau ăn lá tươi ngon, mềm, dễ tiêu hóa giúp tăng cường sức đề kháng, bổ sung nhiều dưỡng chất mà cơ thể mất đi trong quá trình bệnh, giúp đẩy nhanh sự hồi phục, góp phần rút ngắn thời gian điều trị. Các món ăn giúp bổ sung chất xơ như: salad trộn, canh mồng tơi,..

2.4. Các sản phẩm sữa có nhiều chất béo
Sử dụng các thực phẩm, sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao sẽ gây tăng lượng chất nhầy dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn. Trả lời cho câu hỏi viêm Amidan không nên ăn gì? Theo khuyến cáo của các chuyên gia cần chú ý đến lượng chất béo nạp vào cơ thể lúc mắc bệnh giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra tốt hơn.



Sữa tươi cho người bệnh (Nguồn: hellobacsi.com)

Hy vọng nội dung bài viết trên đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích về bệnh viêm Amidan kiêng ăn gì cũng như hiểu được khi mắc bệnh cần kiêng ăn những gì? Cần đăng ký gói khám tổng quát toàn diện, chuẩn xác định kỳ ít 6 tháng một lần để theo dõi và bảo vệ sức khoẻ thật tốt. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

Theo blog.adayroi.com