An toàn thực phẩm

Chế biến sứa đúng cách và an toàn

Sứa tươi nếu không biết chế biến sứa đúng cách sẽ gây ngộ độc thực phẩm, rất nguy hiểm. Vì vậy, bạn hãy lắng nghe những kinh nghiệm chế biến sứa đúng cách để bảo vệ sức khỏe của người thân nhé!

1. Tác hại nếu ăn phải sứa độc hoặc sứa không được chế biến kĩ

Sứa biển là món hải sản là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon và đặc sản vùng miền như nộm sứa, gỏi sứa, canh sứa, bún sứa... và có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, nếu sứa không được chế biến đúng cách, sứa sẽ mang lại nguy hiểm cho người ăn bởi sứa chứa nhiều độc tố khiến người ăn bị nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm hoặc gây dị ứng.

Độc tố của sứa biển thường tập trung ở các xúc tu có tác dụng để sứa bắt mồi và tự vệ. Khi bạn bị sứa cắn, độc tố sẽ từ da ngấm vào cơ thể. Nếu độc tố nhẹ thì bạn bị tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều. Ở mức độ nặng hơn, nạn nhân có thể đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt... cần đưa ngay vào bệnh viện chống sốc.

 

2. An toàn khi chế biến sứa tươi

Để đảm bảo an toàn thực phẩm khi ăn sứa, bạn nên thực hiện những điều sau đây:

- Không sử dụng sứa biển tươi (chưa được chế biến) làm thức ăn, làm gỏi ăn sống.

 

- Chỉ sử dụng sứa biển đã qua 3 lần ngâm trong nước muối và phèn, khi nào thịt sứa chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem làm các món ăn.

- Không sử dụng sứa kể cả sứa đã qua chế biến làm thức ăn cho trẻ em.
Theo Lamsao.com