Nhiều quan niệm vẫn cho rằng người bị cholesterol cao, bà bầu, trẻ em dưới một tuổi không nên ăn trứng. Tuy nhiên, đó lại là suy nghĩ sai lầm bạn không nên tin
Hiểu lầm 1: Người bị cholesterol cao không nên ăn trứng. Sự thật: Trong một thời gian dài, những người có nồng độ cholesterol cao trong cơ thể được đề nghị loại bỏ một số thực phẩm có thể tiếp tục làm tăng cholesterol, trong đó có trứng. Đúng là lòng đỏ trứng chứa nhiều chất béo và cholesterol cao hơn lòng trắng. Không phải tất cả chất béo và cholesterol đều xấu. Tất nhiên, không nên ăn 3 quả trứng mỗi ngày, nhưng ăn một quả sẽ không gây hại cho bạn. Những người mắc bệnh tiểu đường và các vấn đề tim mạch nên cẩn thận hơn và ăn không quá 3 quả trứng mỗi tuần.
Hiểu lầm 2: Bạn không nên ăn lòng đỏ trứng nếu muốn giảm cân. Sự thật: Một số người không ăn lòng đỏ vì họ sợ béo. Trên thực tế, lòng đỏ chứa protein bổ sung và các chất hữu ích khác như vitamin D, góp phần hấp thụ canxi. Chúng cũng chứa choline bảo đảm gan hoạt động tốt. Ngoài những chất này, lòng đỏ còn chứa lutein rất có lợi cho mắt, trong khi lòng trắng trứng lại không có. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng ăn toàn bộ một quả trứng cho bữa sáng sẽ làm giảm lượng thức ăn bạn ăn và lượng calo hấp thụ vào cơ thể.
Hiểu lầm 3: Trứng nâu tốt hơn trứng trắng. Sự thật: Chúng ta thường nghe nói rằng các sản phẩm màu nâu hoặc đen tốt cho sức khỏe hơn màu trắng. Chẳng hạn như bánh mì hoặc đường. Nhưng đó không phải về trứng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trứng nâu gần giống với trứng trắng. Nguồn dinh dưỡng trong trứng phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Ví dụ, trứng của một con gà mái dành nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời chứa lượng vitamin D gấp 3-4 lần trứng thường. Gà ăn thức ăn giàu axit béo omega-3 có trứng chứa nhiều omega-3.
Hiểu lầm 4: Màu của lòng đỏ quyết định chất lượng của trứng. Sự thật: Thoạt nhìn, quan điểm này có vẻ hợp lý. Thực tế, màu sắc của lòng đỏ phụ thuộc vào chế độ ăn của gà. Gà ăn càng nhiều carotenoit, lòng đỏ có màu đỏ càng đậm, không quan trọng là gà mái thả hay nuôi trong chuồng. Thức ăn với ngô, cỏ linh lăng, cây tầm ma có thể làm lòng đỏ sáng hơn. Nếu lòng đỏ bị xỉn, điều đó không có nghĩa là trứng có chất lượng kém hoặc bị thối.
Hiểu lầm 5: Phụ nữ mang thai không nên ăn trứng. Sự thật: Nhiều người tin rằng phụ nữ ăn trứng khi mang thai có thể khiến em bé bị dị ứng trong tương lai. Nhưng đây chỉ là quan niệm sai lầm. Một quả trứng là nguồn protein, vitamin, khoáng chất và axit amin dồi dào. Vì vậy, bà bầu ăn trứng cũng tốt như quả mọng, cá, đậu hay ngũ cốc. Bạn chỉ nên tránh trứng sống hoặc nấu chưa chín.
Hiểu lầm 6: Trẻ em dưới 1 tuổi không nên ăn trứng. Sự thật: Chỉ 2% trẻ bị dị ứng với trứng. Bạn nên cho trẻ ăn thực phẩm giàu protein sau 7 tháng tuổi. Bạn có thể bắt đầu với 2 thìa trứng để trẻ làm quen và quan sát phản ứng của bé. Nếu dị ứng không xảy ra trong vòng 4 ngày, mọi thứ đều ổn. Nếu có, bạn tốt hơn là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa.
Hiểu lầm 7: Cửa tủ lạnh là nơi tốt nhất để bảo quản trứng. Sự thật: Hầu như tất cả tủ lạnh đều có một kệ đặc biệt nằm trên cửa để lưu trữ trứng. Tuy nhiên, bạn không nên để trứng ở đây. Trứng được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ phù hợp. Cánh cửa tủ lạnh là nơi ấm nhất và nhiệt độ luôn thay đổi ở đó. Vì vậy, nơi tốt nhất để trứng là ở kệ giữa tủ lạnh.
Hiểu lầm 8: Cách nấu trứng không ảnh hưởng đến lượng chất dinh dưỡng trong trứng. Sự thật: Trứng đánh bông trong lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C mất khoảng 45% lượng vitamin D trong vòng 40 phút. Trong khi đó, trứng chiên và luộc vẫn giữ được gần 90% lượng vitamin này.Đừng biến gạo, trứng thành chất độc vì chế biến sai cách Một số thực phẩm phổ biến như các loại thịt, gạo, trứng... tưởng dễ chế biến nhưng nếu nấu sai cách, chúng có thể gây độc, lây lan vi khuẩn và mầm bệnh nguy hiểm.