Đọc nhiều

15 thói quen hàng ngày đang gây tổn thương thận của bạn mỗi ngày

Bạn có thể sống bình thường với quả thận chỉ còn 20% chức năng. Điều đó giải thích tại sao sự suy giảm từ từ và tổn thương dần của thận mà bạn không nhận ra.

1. Uống soda có đường

Hay uống nước ngọt là một trong những thói quen chính gây hại cho thận. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống trên 2 cốc soda mỗi ngày có nguy cơ bị bệnh thận cao hơn. 

2. Thiếu vitamin B6

Theo một nghiên cứu, thiếu vitamin B6 làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Để chức năng thận được hoạt động tối ưu, bạn nên dùng ít nhất 1,3miligram vitamin B6 mỗi ngày.

Những nguồn thực phẩm giàu loại vitamin này nhất gồm cá, đậu xanh, gan bò, khoai tây và các loại rau giàu tinh bột. 

3. Ít vận động

Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người chăm chỉ tập luyện giảm 31% nguy cơ bị sỏi thận. Duy trì cân nặng vừa phải cũng sẽ làm giảm nguy cơ bị sỏi thận. Không tập luyện là một thói quen gây tổn hại cho chiếc máy lọc máu này.

4. Thiếu magiê

Nếu bạn không hấp thu đủ magiê, canxi không thể được hấp thụ và tiêu hóa hợp lý. Điều này có thể dẫn tới canxi bị dư thừa và hình thành sỏi. Để dự phòng điều này, bạn cần có đủ magiê trong chế độ ăn, ăn nhiều rau lá xanh, đậu, hạt, và quả bơ.

5. Thiếu ngủ

Giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với nội tạng này. Một nghiên cứu chỉ ra rằng sự gián đoạn giấc ngủ kéo dài có thể gây bệnh thận. 

Mô thận được tái tạo trong đêm, vì vậy sự gián đoạn giấc ngủ có thể gây tổn hại trực tiếp cho nó. Bạn cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm.

6. Không uống đủ nước

Nếu không uống đủ, các độc tố có thể bắt đầu tích tụ trong máu. Uống ít nhất 12 cốc nước mỗi ngày là tốt cho thận. 

Một cách đơn giản để xem bạn có uống đủ nước hay không là kiểm tra màu nước tiểu. Nếu không uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng sậm.

7. Nhịn tiểu

Giữ lại nước tiểu trong bàng quang là không tốt. Nếu thường xuyên như vậy sẽ làm gia tăng áp lực nước tiểu lên thận và dẫn tới suy thận.

8. Sử dụng quá nhiều muối

Muối rất quan trọng với cơ thể nhưng bạn nên hạn chế việc hấp thu nó. Sử dụng quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và tăng áp lực lên thận. Bạn không nên ăn quá 5,8 g muối mỗi ngày.

9. Dùng quá nhiều caffein

Caffein có trong nhiều loại nước ngọt và soda, đồ uống năng lượng và cà phê. Huyết áp sẽ tăng do dư thừa caffein và thận của bạn có nguy cơ bị tổn thương. Vì vậy hãy sử dụng hạn chế caffein.

10. Lạm dụng thuốc giảm đau

Khi cơn đau xuất hiện, có thể khắc phục dễ dàng bằng việc uống thuốc. Nhưng bạn nên thận trọng vì tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ và nhiều loại thuốc gây tổn thương cho thận.

11. Uống thuốc không đầy đủ

Huyết áp cao và tiểu đường là 2 bệnh phổ biến gây ra bởi lối sống và chế độ ăn không lành mạnh. Nếu bạn mắc các bệnh này, bạn có thể bị tổn thương thận từ từ

Tuy nhiên, nếu bạn uống thuốc đầy đủ, tổn thương sẽ được dự phòng. Hãy bảo vệ cơ quan thiết yếu này của bạn bằng cách dùng thuốc theo đơn.

12. Ăn quá nhiều đạm (protein)

Theo một nghiên cứu, việc sử dụng quá nhiều đạm trong chế độ ăn có thể gây hại cho thận. Sản phẩm phụ của tiêu hóa đạm là ammonia. 

Nó là một chất độc mà thận cần phải vô hiệu hóa. Nhiều đạm nghĩa là thận phải làm việc nhiều hơn, điều này có thể dẫn tới suy giảm chức năng thận.

13. Không điều trị những bệnh nhiễm trùng thông thường một cách nhanh chóng và thích hợp

Đôi khi bạn bị cảm lạnh đơn thuần. Bạn buộc cơ thể phải làm việc và không nghỉ ngơi hợp lý. Điều này có thể gây tổn thương cho thận. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người không nghỉ ngơi và điều trị hợp lý thường kết thúc với bệnh thận.

14. Uống quá nhiều rượu


Các độc tố trong rượu không chỉ gây tổn thương cho gan mà còn gây tổn thương cho thận. Điều này sẽ làm tăng áp lực cho nó và khiến thận bị tổn thương từ từ. Một cách để tránh bệnh này là uống rượu vừa phải.

15. Hút thuốc

Việc thu hẹp và xơ cứng mạch máu ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho các cơ quan thiết yếu trong đó có thận. 

Theo nghiên cứu này, cứ hút 2 điếu thuốc mỗi ngày là có thể tăng gấp đôi số tế bào nội mô có trong máu. Đây là dấu hiệu của tổn thương động mạch.

Theo giaoduc.net.vn