Cây bí đỏ có tên khoa học là Cucurbita moschata Duchesne, thường được biết đến với những cái tên quen thuộc như bí ngô, bí rợ, bí sáp… Đây là một loại cây thân leo. Lá bí đỏ mọc so le dọc theo thân, có cuống dài từ 10–20 cm, phiến lá hình tim chia thùy màu lục sẫm, cả hai mặt lá đều có lông mịn.
Cây có hoa đực và hoa cái mọc riêng ở kẽ lá. Hoa đực có cuống dài và rỗng 10-15cm, hoa to, màu vàng. Hoa cái cuống ngắn và to dày, bầu hình cầu chứa nhiều noãn, tràng hoa màu vàng.Bí đỏ có nguồn gốc ở Mexico và Trung Mỹ. Người ta tìm thấy ở Mexico các hạt bí đỏ có niên đại từ 4.000 đến 3.000 năm trước Công nguyên.Tại Việt Nam, bí đỏ được trồng phổ biến từ miền núi đến trung du đồng bằng, để làm rau ăn và lấy quả. Mọi bộ phận của cây bí đỏ đều ăn được, từ thân, lá, nụ hoa cho đến quả và hạt. Trong đó, rau bí gồm lá non, ngọn và hoa bí đực rất được ưa chuộng vì chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.Cây bí đỏ có dễ trồng không?
Cây bí đỏ tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc. Bí đỏ có thể trồng trên khu vực có diện tích rộng để mang đến nguồn lợi kinh tế cao. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện, bạn có thể trồng bí đỏ tại nhà để lấy rau và quả sạch cho gia đình.Bí đỏ có nhiều giống khác nhau như bí đỏ cao sản, bí đỏ trái dài, bí đỏ hồ lô, bí đỏ Nhật, bí đỏ khổng lồ… Tùy vào loại bí mà bạn chọn hạt giống cho phù hợp. Hầu hết các loại bí đỏ đều hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam nên loại cây này có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, mùa rét thì cây sẽ chậm ra hoa, chậm phát triển hơn mùa khô, ẩm.Cũng giống như những loại cây thân leo khác, bí đỏ chịu được khô hạn nhưng lại không chịu được ngập úng. Do vậy đất trồng bí đỏ phải là nơi khô ráo, đất giữ ẩm và thoát nước tốt. Nơi trồng cây nên có nhiều nắng, có thể cho cây bò dưới đất hoặc làm giàn cho cây.Bạn có thể mua hạt giống bí đỏ ở chợ, siêu thị hoặc tự nhân giống bằng việc lấy hạt từ những quả bí già rồi phơi khô để sử dụng làm hạt giống. Hạt giống trước khi gieo cần ngâm vào nước ấm khoảng 30-35°C từ 6-8 tiếng. Sau đó bạn vớt hạt ra, rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 20-25°C trong một đêm.Kiểm tra thấy hạt giống nứt nanh thì đem gieo vào bầu đất để ươm. Đặt chậu ươm bên cạnh nơi có ánh nắng ấm để thúc đẩy việc nảy mầm. Sau khoảng 7-10 ngày sẽ cho cây có từ 2-3 lá nhám thì tiến hành bứng cây ra trồng vào ruộng, hoặc trồng riêng vào từng chậu, thùng xốp.Khi dây bí dài khoảng 50-60cm, bạn có thể thu hoạch ngọn bí, lá non. Sau khi thu hoạch, cần bón phân để cây nhanh mọc đọt mới.Tác dụng của rau bí đối với sức khỏe
Công đoạn sơ chế rau bí mất thời gian nhưng lại chế biến được thành nhiều món ngon và chứa hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời, mang lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.1. Tác dụng của rau bí giúp tim khỏe mạnhLá bí chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp giảm sự hấp thụ cholesterol và axit mật từ ruột non, từ đó làm giảm lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, khi các chất xơ hòa tan bị vi khuẩn trong ruột phá vỡ sẽ dẫn đến một số axit béo được giải phóng và ngăn gan sản xuất cholesterol. Khi lượng cholesterol trong máu giảm, đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.Lá bí cũng chứa nhiều kali giúp ngăn ngừa nhịp tim không đều và giảm nguy cơ đột quỵ.2. Tăng cường hệ miễn dịch, điều trị thiếu máuBí đỏ chứa rất nhiều chất sắt. Đây là chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sức mạnh cho hệ miễn dịch của cơ thể người, giúp cơ thể có khả năng tự chống lại một số bệnh nhẹ và các loại nhiễm trùng.Ngoài ra, sắt chất đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp huyết sắc tố hemoglobin để vận chuyển oxy cho các mô và cơ quan trong cơ thể người.Lượng folate dồi dào có trong rau bí đỏ cũng rất cần thiết cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu và huyết sắc tố tăng lên, tình trạng thiếu máu sẽ biến mất.3. Tác dụng của rau bí giúp da mềm mại và săn chắcRau bí đỏ gồm 38 loại vitamin A, chiếm 5,43% giá trị dinh dưỡng cần thiết hàng ngày. Do đó, tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin A giúp cơ thể không có các gốc tự do và độc tố gây hại cho da. Vitamin A còn giúp da mềm mại, đàn hồi tốt nhờ được duy trì độ ẩm. Da sẽ không bị khô, keratin hóa hay các tình trạng như vẩy nến.Thêm vào đó, loại rau này còn chứa một lượng vitamin C phong phú, mang đến nhiều lợi ích cho da. Vitamin C giúp chữa lành vết thương và hình thành các mô sẹo.4. Tăng cường sức khỏe tình dục
Rau bí có tác dụng gì? Nghiên cứu cho thấy rau này đóng vai trò quan trọng trong vấn đề liên quan đến sinh sản. Những thành phần chống oxy hóa trong rau bí như axit oleic, axit linoleic, vitamin A, alkaloid và tannin có thể giúp cải thiện chức năng của tinh hoàn, từ đó làm tăng số lượng tinh trùng ở nam giới.5. Giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấpRau bí đỏ là một loại thực phẩm giàu vitamin B6. Hàm lượng vitamin B6 thấp có liên quan đến các triệu chứng viêm khớp dạng thấp (RA). Nghiên cứu trước đó đã phát hiện ra rằng những người bị RA cần nhiều vitamin B6 hơn so với những người khỏe mạnh vì họ bị đau cơ liên tục và đau khớp vì viêm mãn tính.Do vậy, ăn nhiều rau bí sẽ giúp bạn giảm thiểu những cơn đau ở cơ và khớp do viêm khớp.6. Rau bí có tác dụng gì? Giúp răng, xương chắc khỏeLoại rau này chứa một lượng lớn canxi và phốt pho rất cần thiết cho sự chắc khỏe của xương và răng. Chúng ta phải hấp thu đủ các chất này hằng ngày để có xương chắc khỏe, hạn chế cứng khớp và đau xương. Phốt pho và canxi trong rau sẽ giúp hình thành và duy trì sức khỏe răng miệng như hỗ trợ men răng, giúp răng chắc khỏe, bảo vệ nướu và thậm chí là chữa sâu răng.7. Tác dụng của rau bí giúp giảm hội chứng tiền mãn kinh nhẹNhiều phụ nữ bị hội chứng tiền mãn kinh (PMS). Do đó, lượng mangan lớn có trong rau sẽ giúp giảm các triệu chứng như thay đổi tâm trạng, đau đầu, trầm cảm và khó chịu.8. Ngăn ngừa táo bón, chống ung thưSự hiện diện của chất xơ trong rau sẽ góp phần giúp cử động ruột dễ dàng hơn, hỗ trợ việc đại tiện và ngăn ngừa tình trạng táo bón, hạn chế được các bệnh như trĩ, viêm túi thừa đại tràng…Ngoài ra, chất xơ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các tế bào ung thư. Một số nghiên cứu trong ba thập kỷ qua đã chỉ ra rằng việc ăn nhiều chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa ung thư.9. Rau bí có tác dụng gì? Giúp ngăn ngừa lão hóa sớmLượng đồng có trong rau là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, kết hợp với enzyme chống oxy hóa superoxide effutase, từ đó bảo vệ màng tế bào khỏi các gốc tự do, gây lão hóa. Do đó, ăn rau này hàng ngày có thể giúp bạn ngăn chặn quá trình này, giảm thiểu nếp nhăn, đồi mồi, khiến cho da dẻ hồng hào và trẻ trung.10. Kiểm soát bệnh tiểu đườngRau bí đỏ được biết là chứa hợp chất ethyl acetate và polysaccharide có tác dụng hạ đường huyết, giúp giảm lượng đường trong máu, do đó kiểm soát được bệnh tiểu đường.Giá trị dinh dưỡng của rau bí
Giá trị dinh dưỡng
Khối lượng
% DV (Giá trị dinh dưỡng hàng ngày)
Nước
36.22g
N/D
Năng lượng
7 Kcal
Energy
31 kJ
Protein
1.23g
2.46%
Chất béo
0.16g
0.46%
Tro
0.48g
Carbohydrate
0.91g
0.70%
Canxi
15 mg
1.50%
Sắt
0.87 mg
10.88%
Magiê
3.57%
Phốt pho
41 mg
5.86%
Kali
170 mg
3.62%
Natri
4 mg
0.27%
Kẽm
0.08 mg
0.73%
Đồng
0.052 mg
5.78%
Mangan
0.138 mg
6.00%
Selen
0.4 µg
Vitamin B1 (Thiamin)
0.037 mg
3.08%
Vitamin B2 (Riboflavin)
0.05 mg
3.85%
Vitamin B3 (Niacin)
0.359 mg
2.24%
Vitamin B5 (Pantothenic acid)
0.016 mg
0.32%
Vitamin B6 (Pyridoxine)
0.081 mg
6.23%
Vitamin B9 (Folate)
14 µg
3.50%
Folate, DEF
Vitamin C (Ascorbic acid)
4.3 mg
4.78%
Vitamin A, RAE
38 µg
5.43%
Vitamin A, IU
757 IU
Tryptophan
0.016g
3.64%
Threonine
0.061g
3.47%
Isoleucine
3.65%
Leucine
0.124g
3.35%
Lysine
0.078g
2.33%
Methionine
0.021g
Cystine
0.012g
Phenylalanine
0.067g
Tyrosine
Valine
0.071g
3.36%
Arginine
0.085g
Histidine
0.02g
1.62%
Cách nhặt rau bíRau bí có thể chế biến được nhiều món ngon như rau bí xào tỏi, rau bí nấu canh hến, rau bí luộc chấm kho quẹt… Tuy nhiên, khâu chế biến, cụ thể là cách nhặt rau bí, khiến nhiều bà nội trợ ngán ngẩm vì mất nhiều thời gian và đòi hỏi người nội trợ phải khéo léo. Dưới đây sẽ là một vài mẹo nhỏ giúp bạn biết cách nhặt (tước) rau bí nhanh và không bị xơ.Bước 1: Tách hết phần lá (bao gồm cả cuống lá) ra khỏi cành bí.Bước 2: Tước phần cuống lá. Bạn bắt đầu tước lá từ phần cuống kéo dài tới phần gân lá. Lần lượt làm như vậy đến khi lá hết xơ.
Bước 3: Tước phần thân. Rau bí khi tươi quá sẽ hơi khó tước vì cuống giòn dễ gãy. Nên để rau bí hơi héo một chút thì công đoạn này sẽ dễ dàng hơn. Khi tước, bạn tước từ phần cuống già tới phần ngọn non. Đừng tước như phần lá vì sẽ rất xơ, khó ăn. Một tay bạn cầm cuống già, tay kia bẻ 1 đoạn ở đầu cuống và tước từ từ, sao cho bạn thấy phần thân đã tước không còn sơ thì mới đạt. Nếu tước nhẹ, không chạm sâu vào phần thân thì chỉ tước bỏ được lớp xơ ngoài, ăn vẫn rất dai và phải bỏ bã.
Hy vọng hướng dẫn trên đã giúp bạn biết cách nhặt rau bí. Bây giờ, hãy cùng bắt tay vào làm những món ngon từ rau bí thôi nào.Các món ngon từ rau bí1. Rau bí luộc
Chuẩn bị
Cách làm
2. Rau bí xào thịt bò
3. Canh rau bí nấu tômChuẩn bị
Ngoài các món trên, bạn có thể tham khảp thêm các món ngon với rau bí như sau: