Ẩm thực và sức khỏe

Suy thận nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thận độ 1-4

Bệnh nhân suy thận thường có sức khỏe yếu, khả năng bài tiết độc tố cũng kém đi nhiều. Vì vậy, bệnh nhân suy thận luôn phải chú ý tới chế độ dinh dưỡng hằng ngày sao cho khoa học và hợp lý. Vậy, bệnh nhân suy thận nên ăn gì thì tốt?

1. Suy thận cấp độ 1 nên ăn gì
Suy thận cấp độ 1 có nguy hiểm không? Nên ăn gì khi suy thận cấp độ 1? Đối với những bệnh nhân suy thận cấp độ 1 thì mọi người cần lưu ý xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để không làm bệnh trở nặng. Vậy suy thận độ 1 nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận (Nguồn:znews-gif.zadn.vn)

1.1. Chế độ ăn uống cho người suy thận độ 1
Đối với những người suy thận cấp độ 1 thì nên hạn chế protein trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. Điều này góp phần giúp người mắc bệnh suy thận giảm áp lực hoạt động, ngăn chặn bệnh tiến triển. Do đó người suy thận cần hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá, trứng, đậu…

Bên cạnh đó những bệnh nhân bị suy thận thường xuất hiện hiện tượng loại bỏ phốt pho dư thừa từ máu, làm mất cân đối phốt pho. Chính vì vậy, những bệnh nhân suy thận nên ít sử dụng những loại thực phẩm giàu phốt pho. Những người bị suy thận nên hạn chế ăn muối hạn chế ăn muối, ăn mặn và nhiều muối sẽ khiến thận làm việc quá sức, dẫn đến thận bị tổn thương, làm bệnh tình ngày càng nghiêm trọng.

Ngoài ra những người suy thận nên cân bằng lượng calo nạp vào cơ thể tùy theo thể trạng của từng người. Đối với những bệnh nhân béo phì, thừa cân thì nên cắt giảm lượng calo. Đối với trường hợp những người ốm yếu thì cần tăng lượng calo nạp vào cơ thể bằng cách ăn nhiều tinh bột và chất béo.

1.2. Suy thận cấp 1 nên ăn gì? Kiêng gì để đảm bảo sức khỏe
Biết được bản thân nên ăn và kiêng gì là cách tốt nhất giúp bệnh nhân suy thận cải thiện thể trạng, hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh. Đối với những bệnh nhân suy thận thì cần bổ sung các loại thực phẩm sau vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mình.

Người bị suy thận nên ăn gì

Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ từ các loại rau ăn lá xanh tươi ngon, hoa quả sạch không chất bảo quản, ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn hằng ngày. Sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột và lượng đường thấp như khoai lang, gạo xay trắng, miến dong, khoai sọ… Chọn ăn những loại thực phẩm ít béo, ít protein, ăn nhiều thịt trắng và hạn chế thịt đỏ.

Khi chế biến các sản phẩm giàu đạm cần nướng để thực phẩm tiết bớt chất béo thay vì chiên ngập dầu. Thay thế các loại thực phẩm có nguồn gốc từ mỡ động vật bằng các thực phẩm có dầu ăn nguồn gốc thực vật, tập ăn các loại thực phẩm thanh đạm, chế biến đơn giản để cơ thể dễ dàng hấp thu, thận không phải làm việc quá sức.

Ăn nhiều trái cây tốt cho gan (Nguồn: netdna-ssl.com)

Người bị suy thận độ 1 nên kiêng ăn

Hạn chế ăn những món có hàm lượng chất béo bão hòa cao, các thực phẩm có nguồn gốc động vật, thậm chí là sữa tươi, sữa chua, các món ngọt... Không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, thực phẩm lên men.  Đồng thời hạn chế uống rượu bia, thức uống có ga, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.

Không ăn các loại thực phẩm giàu chất béo, giàu đạm và protein, giảm lượng natri và photpho trong thực đơn hằng ngày. Trên đây là những thông tin cơ bản về việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người suy thận cấp độ 1. Suy thận cấp độ 1 là giai đoạn đầu, khả năng điều trị thành công cao, do đó người nên biết bổ sung và kiêng cữ những trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe.

Suy thận không nên ăn gì? (Nguồn: photo-1-baomoi.zadn.vn)

2. Suy thận độ 2 nên ăn gì tốt? Chế độ dinh dưỡng có gì khác nhau
Người bệnh suy thận độ 2 ngoài nhận sự điều trị từ phía chuyên gia và bệnh viện thì việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

2.1. Chế độ ăn uống dinh dưỡng của người suy thận độ 2
Protein là chất giúp tái tạo tế bào, có vai trò quan trọng trong việc bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên với bệnh nhân suy thận cấp độ 2 cần giảm lượng protein tiêu thụ hằng ngày, một ngày chỉ nên dùng khoảng tầm 40 – 45g protein.

Lượng calo mà bệnh nhân suy thận cấp độ hai cần được bổ  sung trong một ngày tầm khoảng 1800 – 1900. Đây là còn số vừa đủ, tốt cho bệnh nhân suy thận, do đó không được bổ sung nhiều hoặc ít hơn. Nên cho bệnh nhân suy thận tập thói quen ăn nhạt, thanh đạm, bớt muối, để lượng natri dưới 2000mg/ngày và kali là 2000 – 3000mg/ ngày.

Người bị suy thận cấp độ 2 không nên uống nhiều nước, do thận đang bị tổn thương. Nước ở giai đoạn này tuyệt đối nên hạn chế uống nhiều nước và hạn chế làm việc quá sức. Mỗi ngày bệnh nhân suy thận cấp độ 2 chỉ nên uống khoảng 350 - 500ml. Ngoài cần bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất để cơ thể bệnh nhân có đủ sức khỏe, tăng khả năng đề kháng, đủ sức lực để chống chọi với bệnh tật.

Suy thân độ 2 cần bổ sung những gì (Nguồn: images6.fanpop.com)

2.2. Suy thận cấp 2 nên ăn gì? Kiêng gì để tránh phát triển nặng thêm
Để nâng cao thể lực, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả thì các bệnh nhân suy thận cấp độ hai nên xây dựng một chế độ ăn uống an toàn, bổ sung những thực phẩm tốt cho thận và kiêng những món ăn không tốt cho cơ thể.

Bệnh nhân ở cấp độ 2 suy thận nên ăn gì

Bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm đậu đỗ các loại giàu năng lượng và chất xơ cho cơ thể. Nên chọn các loại tinh bột có trong như các loại khoai, hạt đậu...  Nên ăn các loại thực phẩm có lượng đường được chiết xuất từ thiên nhiên, đường có trong các loại hoa quả như mật ong, củ cải đường, thốt nốt, trái cây…

Thay thế ăn dầu ăn có nguồn gốc động vật, chất béo bảo hòa, thay thế bằng dầu ăn có nguồn gốc thực vật, chất béo có trong các loại thực phẩm thiên nhiên. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, trứng sữa để bổ sung canxi, vitamin, khoáng chất, tăng cường chất chống oxy hóa và các dưỡng chất có lợi cho cơ thể.

Bệnh nhân suy thận cấp độ hai nên kiêng cữ

Người bệnh nên tập làm quen ăn những món thanh đạm, ăn nhạt và hạn chế muối và gia vị trong chế biến món ăn hằng ngày để bảo vệ thận. Thay thế các thực phẩm chứa đạm động vật bằng thực phẩm chứa đạm thực vật.

Tuy nhiên chỉ nên ăn ít các thực phẩm chứa đạm, vì thực phẩm nhiều đạm không tốt cho các bệnh nhân suy thận cấp độ 2. Không ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, đồ lên men. Những món ăn này chứa nhiều chất béo và các chất độc hại, khiến bệnh tình  nghiêm trọng hơn.

Tránh ăn nhiều các loại thực phẩm giàu canxi và phốt pho, những loại thực phẩm chứa nhiều canxi và photpho sẽ khiến bệnh suy thận nặng hơn. Xây dựng một lối sống lành mạnh, không rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.

3. Suy thận độ 3 ăn gì? Chế độ dinh dưỡng chống suy nhược

Suy thận cấp độ 3 là giai đoạn bệnh đã chuyển biến nặng, do đó, ngoài nhận sự điều trị từ bác sĩ thì bệnh nhân nên xây dựng một khẩu phần ăn hợp lý, để nâng cao sức khỏe, tăng khả năng phòng bệnh.

3.1. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy thận độ 3
Bệnh nhân suy thận nếu không có một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ khiến bệnh tình trở nặng, lây lan sang các cơ quan khác, khiến cơ thể suy nhược nghiêm trọng. Do đó bệnh nhân suy thận nên ăn các loại thực phẩm rau xanh, hoa quả và ngũ cốc có chứa hàm lượng kali và phốt pho ở mức thấp. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu kali và phốt pho sẽ khiến bệnh nặng thêm.

Ăn ít lại các loại thực phẩm giàu tinh bột, giàu chất béo bão hòa để ngăn chặn tình trạng bị tiểu đường và tăng cholesterol trong máu, vừa khiến thận tổn thương vừa khiến tim mạch ngưng trệ. Chế biến món ăn nên chọn các món thanh đạm, ít muối, ít béo và ít dầu mỡ, để ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp, giảm sự mệt mỏi của thận khi phải bài tiết để đào thải độc tố.

Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa,...  những dưỡng chất này vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, vừa tăng khả năng đề kháng.

Thực phẩm tốt cho người bị viêm gan C (Nguồn: jessicagavin.com)

3.2. Suy thận độ 3 nên ăn gì? Kiêng gì để đảm bảo sức khỏe
Suy thận cấp độ 3 là giai đoạn bệnh nặng, thận đã bị tổn thương và suy giảm chức năng nghiêm trọng. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt, bổ sung những thực phẩm phù hợp, loại bỏ những loại thực phẩm gây hại sẽ là cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy bệnh nhân suy thận nên ăn gì?

Tăng cường vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa vào cơ thể, giúp tăng cường sinh lực, tăng khả năng đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại, có đủ thể lực để chống chọi với bệnh tật. Lựa chọn các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, các loại protein phải đảm bảo chất lượng, cung cấp được lượng acid amin cần thiết cho cơ thể. Nên chọn các loại thực phẩm như thịt trắng đã được kiểm dịch, cá biển, trứng và sữa,... những loại thực phẩm này giàu protein và acid amin.

Món ngon tốt cho người bị suy thận (Nguồn: theneffkitchen.com.au)

Tập ăn các món thanh đạm, giàu chất xơ như rau xanh và hoa quả. Khi chế biến thức ăn nên nấu lạt, ít gia vị, khuyến khích các món luộc và hấp.  Cùng với đó là giảm lượng muối có trong thực phẩm, không ăn những món ăn lên men, đóng hộp, nhiều dầu mỡ,... những món này rất hại cho thận. Vừa chú ý cung cấp đủ rau xanh và hoa quả nhưng cũng phải chú ý loại bỏ những thực phẩm giàu đạm và kali.

Đối với những bệnh nhân suy thận thì việc thừa đạm và kali sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, do vậy cần hạn chế ăn. Bệnh nhân suy thận cấp độ 3 nên hạn chế uống nhiều nước, thận lúc này đã bị tổn thương nghiêm trọng, uống nhiều nước sẽ khiến thận không đủ sức để bài tiết, dẫn đến hiện tượng quá tải, suy thận nặng hơn.

Ăn uống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích, ăn nhiều rau xanh, hoa quả thay vì thịt cá, bổ sung đủ lượng dưỡng chất cần thiết, tránh thừa chất này thiếu chất kia. Chỉ khi xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung các thực phẩm phù hợp và kiêng cữ các loại thực phẩm không tốt, người bệnh suy thận mới có đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật.

4. Suy thận độ 4 nên ăn gì? Các lưu ý nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng
Bệnh nhân suy thận cấp độ 4 được xem là giai đoạn nặng nhất, thận lúc này đã chịu tổn thương nặng nề, để quá trình điều trị suy thân độ 4 được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả thì bệnh nhân cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt.   

4.1. Chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho người suy thận cấp độ 4

Đối với người chưa chạy thận

Bệnh nhân suy thận độ 4 chưa chạy thận cần bổ sung một ngày khoảng tầm 35-45 kcal/kg. Tùy vào thể trạng, cân nặng mà số năng lượng cần bổ sung của mỗi bệnh nhân suy thận là khác nhau. Hạn chế chất đạm trong khẩu phần ăn thường ngày, mỗi chỉ nên ăn 3,2g chất đạm trong một ngày.

Giảm đạm sẽ giúp làm giảm sự ứ đọng chất thải, giảm các triệu chứng bệnh mệt mỏi, suy nhược và chán ăn. Bỏ tối đa hàm lượng chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày, chất béo chỉ nên chiếm khoảng dưới 30% tổng năng lượng của một khẩu phần dinh dưỡng.

Hàm lượng canxi cần bổ sung cho bệnh nhân suy thận cấp độ 4 trong một ngày  là từ khoảng từ 900-1200mg. Nên bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, chất xơ, những dưỡng chất này rất tốt cho bệnh nhân suy thân, giúp tăng cường sức khỏe, tăng khả năng đề kháng.

Bệnh nhân suy thận nên ăn gì khi đã ở độ 4

Bổ sung những loại thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, trứng, sữa. bệnh nhân chạy thận phải lọc máu, nên phụ thuộc vào số lượng lần lọc máu mà lương đạm có thể ít nhiều phụ thuộc vào đó. Thay thế các sản phẩm nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ bằng các loại thực phẩm ít béo, chế biến nhạt, khuyến khích các món luộc, hấp, nướng.

Sử dụng các loại tinh bột ít đường như khoai, sắn dây, khoai sọ, gạo xay trắng... Nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa protein chất lượng cao như thịt, cá, trứng gia cầm tăng cường protein có giá trị sinh học cao. Sử dụng các loại chất béo, dầu ăn có nguồn gốc thực vật, ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Hạn chế ăn các món đậm gia vị, nhiều muối.


Bệnh nhân suy thân cấp 4 ăn gì sẽ tốt? (Nguồn:hellobacsi.com )

4.2. Suy thận độ 4 ăn gì? kiêng gì để cải thiện sức khỏe
Bệnh nhân suy thận cấp 4 muốn cải thiện sức khỏe, có đủ năng lượng để chiến đấu với các lần chạy thận và điều trị thì cần có một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và hạn chế ăn các món ăn gây hại cho cơ thể.

Thực phẩm nên chọn


Bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa. Tập ăn các món thanh đạm, luộc hấp, ăn nhạt. Sử dụng các loại tinh bột ít đường như khoai sắn, miến, gạo xay trắng...  Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu oliu, hay dầu đậu nành nguyên chất, đậu phộng hoặc dầu cá. Cho bệnh nhân uống loại sữa dành riêng cho bệnh nhân suy thận, có thành phần dinh dưỡng phù hợp, không ảnh hưởng tới hoạt động của thận.

Thực phẩm cần tránh:

Kali không tốt cho các bệnh nhân suy thận, do đó, cần hạn chế ăn những loại thực phẩm giàu kali như chuối, nho khô, nấm mèo, các loại đậu… Hạn chế tuyệt đối các loại thực phẩm giàu tinh bột và đường như bánh kẹo, khoai tây, bánh mì, cơm,... Không ăn các loại thực phẩm giàu phốt pho như thịt bò, lòng đỏ trứng, tôm khô…. Không ăn các loại thực phẩm nhiều muối, đồ đóng gói, đồ chế biến sẵn hoặc dưa muối. Không rượu bia và chất kích thích.

Thực phẩm giàu Kali cần tránh (Nguồn: pinimg.com)

Để mua thực phẩm tươi ngon, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn, mọi người có thể chọn mua tại Adayroi.com. Là trang lương mại điện tử uy tín, Adayroi.com có đầy đủ các loại thực phẩm từ tươi sống đến thực phẩm khô, mọi người có thể thoải mái lựa chọn.

Khi mua hàng tại đây, khách hàng hoàn toàn an tâm về sản phẩm, thực phẩm ở đây luôn được đảm bảo từ khâu nuôi trồng, thu hoạch, chế biến và đóng gói, đem đến người tiêu dùng sản phẩm chất lượng nhất. Đặt online thực phẩm tại Adayroi luôn là hàng tươi ngon, được kiểm định rõ ràng, đảm bảo uy tín và chất lượng

Theo blog.adayroi.com