Ẩm thực và sức khỏe

Viêm gan B kiêng ăn gì? 13 thực phẩm đại kỵ khiến bệnh nặng thêm

Viêm gan B chưa phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng thực sự rất khó để phát hiện sớm và điều trị dứt điểm. Thay vào đó phải kết hợp giữa chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ. Vậy viêm gan B kiêng ăn gì? Nên ăn gì và làm sao để hỗ trợ điều trị bệnh tích cực.

1. Chế độ dinh dưỡng cho người viêm gan B
1.1. Ăn uống không đúng giờ giấc

Trước khi đi vào tìm hiểu về vấn đề chính liên quan tới câu hỏi bệnh viêm gan B không nên ăn gì và những lưu ý khi chế biến thực phẩm. Chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt tiêu chuẩn đối với những người bị bệnh này. Đầu tiên, về giờ giấc ăn uống.

Để có thể cải thiện và phục hồi các chức năng của gan, bạn phải lưu ý dùng bữa theo thời gian phù hợp, không được bỏ bữa sáng cũng không nên ăn sau 9h tối hoặc 2h trước khi đi ngủ. Bạn cũng nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh tình trạng quá no hoặc quá đói.

Ăn uống không đúng giờ có thể gây nên các rối loạn chức năng gan (Nguồn: soha.com)

1.2. Ăn các thực phẩm không rõ nguồn gốc, hóa chất nhiễm bẩn
Gan có chức năng chính là thải độc và giữ cân bằng cho hệ tiêu hóa. Việc dung nạp thường xuyên các thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa nhiều hóa chất, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… có thể đầu độc gan, làm suy giảm chức năng gan và dễ dàng dẫn đến căn bệnh viêm gan B. Chính vì vậy, nên chọn mua các loại thực phẩm tươi, an toàn sức khỏe, rõ nguồn gốc xuất xứ từ những siêu thị, cửa hàng hoặc người cung cấp có uy tín.

Thực phẩm nhiễm bẩn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm gan (Nguồn: baomoi.com)

1.3. Kiêng khem quá mức dẫn tới thiếu chất
Việc thường xuyên bỏ bữa do ăn kiêng hoặc rối loạn ăn uống đều có thể là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm gan B. Cơ thể một khi bị thiếu chất sẽ mất dần chức năng ở một số cơ quan và gây nên bệnh tật. Chình vì vậy, cần có thực đơn ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

1.4. Ăn uống mất cân đối nhiều thịt ít chất xơ
Người bị viêm gan B kiêng ăn gì? Đa số là muối, tinh bột và trong số đó có cả protein. Tuy nhiên, không phải là kiêng hoàn toàn mà là ăn cân đối, theo một tỉ lệ và giới hạn nhất định. Bởi lẽ nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến căn bệnh này cũng là vì việc ăn uống mất cân đối, quá nhiều thịt thay vì rau.

Chất xơ rất quan trọng, đối với mọi lứa tuổi, bên cạnh đó chất xơ cũng giúp hỗ trợ rất nhiều về khả năng phục hồi và loại bỏ các chất độc ở gan, thanh nhiệt, giải độc. Chất xơ có nhiều trong rau củ, đặc biệt là các loại ngũ cốc như yến mạch, đậu đen, lúa mạch…

2. Viêm gan B kiêng ăn gì có hại cho sức khỏe
2.1. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật như gan, mật, tim, lòng… thường là nơi tập trung các chất độc cần phải được phân giải, vì vậy khi ăn sẽ có thể tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về sức khỏe, khả năng ngộ độc cũng cao. Bên cạnh đó, nội tạng động vật còn chứa nhiều Cholesterol - hoạt chất gây cản trở bài tiết ở mật từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ở gan.

Hạn chế ăn nội tạng động vật để giảm nguy cơ bị ngộ độc (Nguồn: baonghean.vn)

2.2. Lòng đỏ trứng
Tương tự như nội tạng động vật, người bị viêm gan B cũng không nên ăn nhiều lòng đỏ trứng. Bởi lẽ, lòng đỏ trứng gà cũng khá giàu đạm, lại có cả Cholesterol, thay vào đó, có thể loại bỏ lòng đỏ và sử dụng nguyên lòng trắng để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tới gan. Song, lòng trắng trứng cũng chứa rất nhiều chất tốt cho gan, mỗi ngày có thể ăn khoảng 1 quả trứng gà sạch, giàu dinh dưỡng đã loại bỏ lòng đỏ để giúp tăng cường sức khỏe.

2.3. Tôm
Tôm và các loại hải sản tươi sống khác đa phần rất bổ dưỡng, giàu protein, canxi và nhiều muối khoáng. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy người bị viêm gan B phải nên hạn chế ăn bởi lẽ hàm lượng đạm cao trong thực phẩm có thể ảnh hưởng đến gan. Đồng thời nếu hay bị dị ứng với hải sản, điều này còn trở lên trầm trọng hơn vì chức năng của gan nay đã bị suy giảm.

2.4. Thịt dê
Thịt dê rất bổ dưỡng, với thành phần chính giàu protein và lipit, đôi khi thịt dê còn chứa khá nhiều Cholesterol. Tất cả những thành phần này nếu dung nạp quá nhiều có thể tạo lên áp lực trong việc phân giải cho gan, từ đó ảnh hưởng đến gan khiến bệnh tình tiến triển xấu đi.

Ăn hạn chế thịt dê và các loại thịt đỏ khác (Nguồn: youtube.com)

2.5. Nhân sâm
Nhân sâm, hồng sâm có nhiều tác dụng cho mọi lứa tuổi thường được dùng để bồi bổ sức khỏe và nâng cao thể lực. Tuy nhiên, những người bị viêm gan B lại tuyệt đối không nên sử dụng.

Bởi lẽ, nhân sâm có tác dụng tăng nhiệt, giảm âm, những người bị viêm gan B lại hay bị nóng trong, táo bón… vì thế, nếu uống nhân sâm vào có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm thậm chí là xuất huyết.

2.6. Măng, hành, hẹ
Những loại rau quá nhiều xơ, cứng như măng, hành, hẹ… thường khó tiêu hóa hơn trong đường ruột. Người bị bệnh gan thường kéo theo các vấn đề như xơ gan tĩnh mạch, đường ruột bị giãn nở, khó tiêu hóa hơn với loại thức ăn khô cứng. Chính vì vậy nếu ăn nhiều sẽ gây hại đến đường ruột và gan từ đó việc tiêu hóa trở lên khó khăn hơn.

2.7. Các món chiên rán mỡ động vật
Mỡ động vật chứa nhiều chất béo khó tiêu, Cholesterol và nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe khác, đặc biệt đối với người bệnh gan lại càng nên tránh. Bên cạnh đó, các món ăn chiên rán từ mỡ động vật vẫn còn tồn đọng nhiều chất béo bão hòa, vào cơ thể sẽ gây lên tình trạng béo phì, gan nhiễm mỡ…

Vậy nên, tốt nhất sử dụng các loại dầu ăn tự nhiên, không cholesterol như dầu mè, dầu đậu nành, hướng dương… vừa tốt cho sức khỏe lại vừa đảm bảo an toàn không chứa chất kích thích, thức ăn công nghiệp như mỡ động vật.

Nên sử dụng dầu ăn thực vật để hạn chế tình trạng gan nhiễm mỡ (Nguồn: baomoi.com)

2.8. Rượu, bia thuốc lá
Rượu, bia, thuốc lá là những chất đại kỵ đối với bệnh viêm gan B. Trong thành phần của chúng chứa rất nhiều chất độc hại, đặc biệt là rượu và thuốc lá, nó khiến gan phải hoạt động nhiều hơn trong khi đang bị suy giảm chức năng do bệnh viêm gan B.  Điều này có thể khiến lá gan bị tổn thương nghiêm trọng, nếu thường xuyên sử dụng với liều lượng lớn có thể nhanh chóng và dần xuất hiện các dấu hiệu về ung thư gan, dạ dày và các bệnh nguy hiểm khác.

2.9. Món ăn có gia vị ớt và tiêu
Những món ăn có gia vị ớt và tiêu khi ăn nhiều sẽ cảm thấy nóng trong, khó tiêu và trong trường hợp đang bị viêm gan, có thể kéo theo vài cơn đau bụng nhẹ cùng tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, các món cay từ ớt và tiêu sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, thành đường ruột, ức chế sự bài tiết, thải độc của gan. Ngoài ớt và tiêu, những món ăn có gừng, sa tế… có tính cay nóng khác cũng nên hạn chế tối đa để không ảnh hưởng đến gan, dạ dày và cả hệ tiêu hóa.

2.10. Thực phẩm chiên rán
Bị  viêm gan B kiêng ăn gì và những thức ăn chế biến như thế nào để tốt cho gan? Khi gan đang bị tổn thương, việc phân giải lipit, protein là rất khó khăn, chính vì vậy một số người bệnh còn kiêng mỡ và hạn chế các thức ăn giàu đạm.

Điều này tương tự với thực phẩm chiên rán, sử dụng nhiều dầu mỡ và chứa Cholesterol không tốt cho gan, tim mạch. Đồ chiên rán sẵn, mua ngoài còn sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần càng chứa nhiều chất độc hại, ảnh hưởng đến cơ thể.

Nên hạn chế ăn các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ (Nguồn: kenh14.com)

2.11. Cafe và các thức uống có chứa cafein
Cafe là loại thức uống hàng ngày không thể thiếu. Tuy nhiên, trong cafe và các đồ uống khác thường có chứa chất cafein, hoạt chất giúp kích thích não bộ, tỉnh táo và xuất hiện cảm giác hưng phấn.

Tuy nhiên, những chất này khi vào cơ thể, việc loại bỏ, phân giải là rất khó khăn, chúng sẽ dần dần tích tụ và ứ đọng lại ở gan, ảnh hưởng đến chức năng và hiệu quả hoạt động. Đặc biệt khi đang bị viêm gan, khả năng thải độc của gan không được như trước nữa, nếu sử dụng nhiều cafein lâu dần sẽ khiến bệnh tiến triển xấu đi.

Hạn chế cafe và đồ uống có chứa cafein gây hại cho gan (Nguồn: saostar.com)

2.12. Các thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều nguy cơ về an toàn vệ sinh và xuất xứ nguyên liệu không rõ ràng. Thay vào đó, chúng cũng được chế biến theo quy mô công nghiệp hoặc sử dụng dầu ăn để chiên đi chiên lại nhiều lần.

Thực phẩm chế biến sẵn còn chứa nhiều phụ gia, chất hóa học một khi gan đang bị tổn thương sẽ khó lòng loại bỏ được, lâu dần gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm khác. Tốt hơn hết, nên chọn mua các loại thực phẩm như rau củ quả sạch, nguồn gốc rõ ràng, được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng hay nhà phân phối uy tín.

2.13. Thực phẩm mặn hay quá ngọt
Đồ ăn quá mặn, chứa nhiều muối, natri ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của gan. Người bị bệnh gan có biểu hiện khá phổ biến là sưng phù và tích nước ở chân tay, mặt…

Điều này xuất phát từ việc khẩu phần ăn chứa nhiều muối, khi chức năng gan đã bị suy giảm, việc lọc và thải bỏ natri là rất khó khăn, lâu dần chúng sẽ tích tụ lại trong cơ thể gây nên tình trạng tích nước và sưng phù. Còn lại riêng với đồ ngọt, lượng đường quá cao cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của gan, có thể ức chế và gây gián đoạn trao đổi chất.

Người bị viêm gan B nên hạn chế thức ăn nhiều đường hoặc quá mặn (Nguồn: baoquocte.vn)

Trên đây là tổng hợp những kiến thức liên quan tới vấn đề sức khỏe, viêm gan B kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị. Ngoài việc tránh và hạn chế những nhóm thực phẩm trên, bạn cũng nên nhớ uống đủ nước, sinh hoạt điều độ, rèn luyện thói quen tập thể dục, thể thao. Bên cạnh đó, nên tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ, theo các dịch vụ khám tầm soát viêm gan chuyên sâu để có hướng điều trị bệnh tốt cũng như nhận những lời khuyên hữu ích từ bác sĩ.

Theo blog.adayroi.com