Ẩm thực Nhật Bản xưa nay nổi tiếng với sự đa dạng, tính thẩm mỹ và những quy tắc độc đáo trên bàn ăn.
Người Nhật chủ yếu dùng bàn thấp, ngồi bệt với đệm trên sàn “tatami” thay vì bàn ghế kiểu phương Tây. Họ cũng tránh bước vào đệm người khác khi ngồi vào bàn để thể hiện sự tế nhị cũng như sự tôn trọng của mình đối với bữa ăn. Ảnh: @rubenefactor.
Khăn ướt “oshibori” được đưa cho mỗi người sau khi ngồi vào bàn. Loại khăn này chỉ dùng để lau tay chứ không lau mặt. Người Nhật bắt đầu bữa ăn bằng cụm từ “itadakimasu”, có nghĩa tiếng Việt là “tôi biết ơn nhận được”. Hai bàn tay đan vào nhau, một cái gật đầu nhẹ để mời mọi người dùng bữa và thể hiện lòng thành đối với người đã làm ra món ăn. Ảnh: @restaurantehokkaidobh.
Những bát nhỏ đựng thức ăn riêng sẽ được để ở gần các thực khách. Khi ăn món chung, người Nhật sẽ lật đầu đũa hoặc sử dụng đũa chuyên dụng gắp thức ăn để đảm bảo vệ sinh. Người dân đất nước mặt trời mọc cũng có cách cầm đũa riêng khi những chiếc đũa phải song song trên ngón trỏ và dưới ngón cái. Ảnh: @miloslava_che, @kristenabroadeats.
Thổi mũi, ợ hơi, âm thanh nhai thức ăn được coi là hành vi bất lịch sự ở Nhật Bản. Bên cạnh đó, việc không ăn hết sạch thức ăn trong bát của mình sẽ được cho là phí phạm thức ăn và không coi trọng những thứ đã từ bỏ mạng sống của mình vì bữa ăn của bạn. Nếu bạn không thể ăn món gì, hãy nói trước với nhà hàng để không vi phạm những điều trên. Ảnh: @jang_night.
Sau bữa ăn, vị trí, cách sắp xếp các món ăn trên bàn ăn sẽ được để lại như lúc đầu bao gồm cả nắp đậy món ăn, đũa, giấy ăn… Cuối cùng, bữa ăn sẽ kết thúc bằng cụm từ “gochisosama deshita” - nghĩa là cảm ơn vì bữa tiệc. Điều này ngụ ý sự tỏ lòng biết ơn không chỉ đối với đầu bếp mà còn với những nguyên liệu được tiêu thụ. Ảnh: @antiphotogenicosakaan, @keiko_kasaneni.
Bạn đừng bắt đầu uống rượu cho đến khi mọi người ở bàn ăn uống và đeo kính để chào buổi uống. Người Nhật thường bắt đầu buổi uống bằng từ “kampai” (uống cạn), cụm từ quen thuộc được sử dụng vào thời điểm bắt đầu các buổi tiệc mừng. Ảnh: @yukipoo_n.
Khi uống đồ uống có cồn, người Nhật thường phục vụ lẫn nhau thay vì uống đồ uống của riêng mình. Họ sẽ thường xuyên chú ý kiểm tra ly của người khác và đổ đầy khi thấy ly đã cạn. Nếu ai đó muốn rót vào ly của bạn, bạn nên uống một vài hớp trong ly rồi hãy đưa lại cho họ. Ảnh: @nihonshujosikai, @sensorysavours.