Mẹo làm bếp

Chuyên đề Tết: Mâm cúng táo quân gồm những gì?

Theo nghi lễ cổ truyền của dân tộc, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày ông Táo (ông Công) cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo các việc trong gia đình của một năm cũ. Để tiễn ông Táo về trời, các gia đình nên chuẩn bị một mâm đồ cúng đầy đủ.

Mâm cỗ mặn đưa tiễn ông Công ông Táo

Một mâm cỗ mặn thường thấy trong mâm cúng ông Công ông Táo gồm:

- 1 đĩa muối gạo 

- 5 lạng thịt vai luộc

- 1 bát canh mọc

- 1 đĩa rau xào thập cẩm 

 

- 1 đĩa chả giò 

- 1 con cá chép chiên (hoặc cá chép sống)

- 1 đĩa xôi gấc

- 1 đĩa chè kho

 

- 1 đĩa hoa quả

- 1 ấm trà sen

- 3 chén rượu

- 1 quả bưởi

- 1 quả cau, lá trầu

- 1 lọ hoa cúc nhỏ

- 1 tập giấy tiền, vàng mã.

Tuỳ từng vùng miền mà cách cúng ông Công, ông Táo cũng có những điểm khác biệt nhất định.

Mâm lễ vật cúng ông Công ông Táo

Đa phần mâm lễ tiễn ông Công ông Táo gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì có những trang sức như các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ.

Ngày nay, để đơn giản hoá các nghi thức cũng có người chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hài bằng giấy.

 

Đối với người miền Bắc, lễ cúng đưa tiễn ông Công ông Táo chầu Trời thường được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm. Tuy nhiên đối với nhiều gia chủ ngày nay do bận rộn công việc, nên đa phần cúng vào ngày 23 tháng chạp. Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.
Theo Cooky.vn
Cùng chuyên mục