Cách luộc thịt chân giò ngon, giòn sần sật rất đơn giản song không phải ai cũng rõ cách làm. Nếu bạn và gia đình đã chán với đủ kiểu chiên, xào, kho rồi, thì còn ngại gì mà không đổi khẩu vị cho gia đình mình ngay tối nay.
1. Sử dụng chân giò thường xuyên sẽ giúp làn da đẹp, trẻ và khỏe hơn
Trước tiên, chúng ta tìm hiểu sơ qua, tại sao hay nên dùng thịt chân giò, để có thêm tinh thần vào bếp thực hiện món ăn liên quan đến nguyên liệu này.Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng trong 100g móng giò có chứa đến 17,7g chất đạm, 12,9g chất béo, 1,7g chất tổng hợp. Trong thịt chân giò còn chứa các khoáng chất có ích khác như: Photpho, sắt, các vitamin B1, B2, B3,... Không chỉ hiện đại nghiên cứu những đặc tính tốt của món ăn này mà từ xa xưa, trong y học cổ truyền cũng đã đánh giá chân giò khá cao. Bởi đây là món có vị ngọt, mặn, tính bình, vào kinh vị. Có tác dụng bổ huyết, sinh cơ liền sẹo, thông nhũ. Nó rất tốt trong các trường hợp bệnh nhân huyết hư, suy nhược, sản phụ ít sữa, mụn nhọt lở ngứa
Khi phân tích kĩ công dụng của chân giò, chúng ta có thể chia ra thành 3 hướng như sau: Đối với dưỡng nhan, đối với hệ thần kinh và với những cơ quan khác.Đầu tiên là trong vấn đề dưỡng nhan. Trong chân giò có chứa chất keo. Nó khiến nước khi nấu đặc lại sền sệt. Hợp chất này sẽ góp phần làm tăng khả năng đàn hồi của các mô, giúp tế bào da có khả năng giữ nước tốt, phát triển hệ cơ. Vì vậy, khi sử dụng món ăn này chúng ta sẽ có làn da đẹp hơn, trẻ và khỏe hơn.
Thứ hai là tác dụng đối với hệ thần kinh. Thịt giò heo có chứa chất sắt nên sẽ giúp tăng cường số lượng cũng như tuần hoàn máu. Giúp điều trị các tình trạng thiếu máu, chóng mặt. Bên cạnh đó nó cũng giúp chống trầm cảm, suy nhược thần kinh, tăng cường trí nhớ và giảm quá trình lão hóa.Ngoài ra, chân giò cũng mang lại khá nhiều các lợi ích khác như: Giảm thiểu các bệnh về tim mạch, góp phần cải thiện một số bệnh da liễu và giúp phục hồi sức khỏe. Chính vì vậy mà chúng ta hay sử dụng chân giò làm thành món ăn cho người mới ốm dậy, người suy nhược, người già, trẻ em và đặc biệt là phụ nữ sau sinh.2. Cách lựa chọn thịt chân giòTừ xưa ông bà chúng ta đã có câu "Ăn chân sau cho nhau chân trước". Không phải ngẫu nhiên mà có câu nói này. Bởi, phần chân giò trước nhỏ nhưng có hình dạng khá đẹp, thích hợp cho việc cúng biếu. Còn chân sau là phần nhiều thịt hơn.Dựa vào đây bạn có thể lựa chân trước hay sau tùy theo nhu cầu của gia đình mình. Nếu ít thành viên thì bạn nên mua chân trước để chế biến cũng được.
Đó là về khối lượng, còn đối với chất lượng thịt thì cần chú ý đến các yếu tố màu sắc, hình dạng và mùi vị. Khi đi chợ bạn nên chọn những chiếc chân giò có da trắng, thịt bên trong đỏ tươi, không có những dấu xanh tím bất thường. Khi ấn ngón tay vào bề mặt của thịt thì độ đàn hồi phải tốt. Ngửi thịt không có mùi lạ. Quan sát phần móng heo thì thấy nó chắc chắn, móng cứng và không lỏng lẻo. Khi sờ vào chân giò thì không thấy lạnh mà hơi âm ấm. Nếu lạnh có thể chân giò đã được ướp lạnh và bảo vệ trong ngăn đông qua đêm.3. Cách luộc thịt chân giòNhư vậy, bạn đã biết rõ hơn về tác dụng của thịt chân giò, cũng như cách lựa chân giò sao cho ngon. Và giờ, chúng ta chỉ cần vào bếp thực hiện thôi: Nguyên liệu
Cách thực hiệnBước 1: Đầu tiên, chúng ta rửa sạch chân giò, rút móng và cắt bớt phần đầu móng đi. Sau đó, dùng dao cắt xung quanh phần đầu xương trên. Cắt dần để tách thịt ra khỏi xương. Tiếp đó là dùng dao cắt khối thịt thành 1 hình chữ nhật lớn, khứa nhẹ những chỗ thịt dày ra và đem đi rửa sạch với nước.
Bước 2: Sau khi hoàn thành bước rút chân giò, chúng ta sẽ ướp thịt với hỗn hợp gồm: 1/2 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe hạt nêm và 1 muỗng cafe tiêu. Dùng tay bôi đều hỗn hợp này vào phần thịt bên trong. Tiếp theo là cuộn chặt chân giò thành hình trụ tròn. Dùng chỉ thực phẩm quấn tròn xung quanh để cố định lại.
Bước 3: Để chân giò đã cuộn vào nồi và đổ nước sao cho kín hết bề mặt thịt. Thêm vào 2 củ hành tím và 1 nhánh gừng nhỏ. Đun lửa lớn đến khi sôi thì hạ nhỏ xuống và đun trong khoảng 40 - 50 phút. Lúc này thịt đã chín, chúng ta vớt thịt ra để nguội và cắt chỉ thực phẩm đi. Có thể bỏ vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 - 60 phút để giúp thịt rắn chắc hơn.Trước bữa ăn, chúng ta lấy chân giò ra và cắt thành các khoanh tròn mỏng ăn kèm với mắm tỏi ớt. Để trung hòa món ăn có thể ăn kèm với rau xà lách và dưa leo.
Bước 4: Cũng chính là bước cuối cùng: Pha nước chấm. Chúng ta dùng 1/3 chén nước mắm pha với 1 muỗng cafe đường, dùng đũa hòa tan đường. Thêm vào đó 1 muỗng cafe nước và 1/2 muỗng cafe nước cốt chanh để trung hòa vị mặn của mắm. Sau đó, ta đập dập tỏi và cắt lát ớt ra để cho vào nước mắm.
Như vậy là chúng ta đã biết cách cách luộc thịt chân giò rồi, thật đơn giản, nhưng đôi khi với nhiều người thực đúng không đơn giản chút nào phải không bạn. Dù thế nào, chúng ta cũng nên cũng thỉnh thoảng đổi món, đơn giản như luộc thịt chân giò thôi, mà làm thật ngon, thì đều dễ chinh phục người thưởng thức, dù là người khó tính trong ăn uống. Và thực tế, món thịt chân giò luộc còn một ưu điểm nữa là dễ bảo quản, dùng được nhiều bữa và có thể dùng chữa cháy khi bạn không có thời gian nấu nướng, đồng thời lại vô cùng bổ dưỡng, lạ miệng. Chúc các bạn thành công với món ăn này nhé!