Sợ rau ăn lá sử dụng thuốc kích thích, tồn dư chất bảo quản thực vật nhiều người chuyển sang ăn các loại củ, quả, liệu đây có phải là giải pháp an toàn.
Củ quả cũng có nguy cơ nhiễm độc như rau ăn láHiện nay, nền kinh tế thị trường nhiều người vì lợi nhuận đã dùng thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu… để tăng năng suất của rau. Điều này khiến cho người tiêu dùng khi sử dụng rau ăn lá cảm thấy lo sợ. Không ít bà nội trợ vì sự an toàn đã ưu tiên sử dụng các loại củ, quả hơn là rau ăn lá.Theo TS. Đoàn Văn Lư, Giảng viên Bộ môn Rau – Hoa- Quả, khoa Nông học, Đại học Nông nghiệp Hà Nội khẳng định quan điểm của nhiều người cho rằng củ, quả sẽ an toàn hơn rau ăn lá là không đúng.Cả củ và rau sẽ không an toàn khi người trồng sử dụng thuốc trừ sâu không đúng liều lượng, thời gian cách lay, nồng độ… sẽ đều gây độc như nhau.Hiện nay, thuốc trừ sâu có hai loại: sử dụng thuốc nội hấp và phun trên bề mặt cây bám vào lá. Với loại thuốc sử dụng nội hấp thuốc sẽ được hút vào trong thân cây sau đó sẽ tới các bộ phận của cây (lá, thân, củ, quả) để trừ sâu. Loại hai, bám trên bề mặt lá, thân cây sâu bám vào sẽ chết.
Thuốc bảo vệ thực vật đều trong củ và rau đều gây hại tới sức khỏe, ảnh minh họa.Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật hiện nay chủ yếu là các nhóm phân hữu cơ, nhóm đồng... có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe."Củ an toàn hơn so với rau ăn lá một chút là khi củ trồng dưới đất màu, đất khô… Trong trường hợp, nếu đất thông thoáng thì Nitrat sẽ chuyển hóa thành khí bay hơi đi để giảm nồng độ", TS. Lư nói.Cũng theo TS. Lư thì các vấn đề khác của củ như; kim loại nặng (đất, nước tưới), thuốc bảo vệ thực vật và phơi nhiễm với các vi khuẩn gây bệnh đều có nguy cơ tương đương so với rau ăn lá.Rau, củ quả nên ăn theo mùaTheo TS. Lư rau, củ, quả an toàn cần phải đảm bảo ít nhất 4 điều kiện: kỹ thuật trồng trọt đúng quy định, vùng địa lý trồng trọt thích hợp, môi trường giá thể đảm bảo, dùng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, hạn chế nguy cơ phơi nhiễm vi sinh vật.Chuyên gia khuyến cáo, một số sản phẩm củ được nhập từ Trung Quốc có thể chứa các chất bảo quản để củ được lâu. Sau khi, thu hoạch người ta thường nhúng củ vào thuốc kích thích như GA3 để giúp cho vỏ cứng, chứa nước và bảo quản được lâu.
TS. Lư cho hay ở Việt Nam hiện chưa dùng các loại thuốc kích thích do sản xuất vẫn ở quy mô nhỏ, sản xuất tới đâu tiêu thụ tới đó. Vì vậy, không cần phải quá lo ngại với các sản phẩm củ quả trong nước.Ngoài ra, theo khuyến cáo của các chuyên gia một số loại hóa chất sẽ được dùng làm ức chế quá trình hô hấp để làm tăng độ dài thu hoạch. Nếu ăn nhiều các loại chất bảo quản này làm cho hồng huyết cầu oxy kém làm tăng hiện tượng khó thở.Với nhóm thuốc có chứ chất kích thích tăng trưởng làm nhu mô đường ruột bị trương lên, tạo cơ hội cho độc xâm nhập qua nhu mô và cơ thể tăng nguy cơ hình thành khối u.