Ẩm thực và sức khỏe

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? 16 thực phẩm dinh dưỡng giảm cholesterol xấu

Bệnh máu nhiễm mỡ sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu bạn không kiểm soát được lượng chất béo vào cơ thể. Bạn đã biết bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì chưa? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!

1. Chế độ dinh dưỡng cho người máu nhiễm mỡ
1.1. Bổ sung chất xơ, vitamin và các khoáng chất từ rau củ quả

Máu nhiễm mỡ là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Lượng mỡ không được hấp thụ và đào thải hết tích tụ lại trong máu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như tai biến mạch máu não, đột quỵ, đau tim… Do đó, để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh bạn nên hạn chế lượng chất béo vào cơ thể. Rau xanh, trái cây và các loại củ - nhóm thực phẩm ít chất béo và dồi dào chất xơ, vitamin và khoáng chất. Do đó, nhóm thực phẩm này sẽ giúp hạn chế việc hấp thụ cholesterol xấu vào đường ruột.

Đặc biệt các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C sẽ giúp làm giảm cholesterol xấu cũng như cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chất pectin trong rau xanh tốt cho hệ tiêu hóa. Chính những tác dụng trên mà chất béo được chuyển hóa tốt, không bị tích tụ lại trong máu. Một số loại rau củ quả chứa nhiều vitamin tốt cho người bị máu nhiễm mỡ có thể kể đến như: rau đay, rau dền, rau cải, rau muống, rau cần tây, đậu đũa, táo, lê, bưởi, trái cam… Chú ý, không nên ăn một hai loại rau củ quả thường xuyên mà nên đổi bữa để một mặt giúp bạn ăn ngon hơn một mặt không gây nên dư thừa một số chất.

Vitamin và chất xơ từ rau củ quả giúp giảm chất béo và các cholesterol trong cơ thể (Nguồn: giveitsomethyme.com)

1.2. Chọn loại dầu giảm cholesterol
Dầu ăn là nguyên liệu không thể thiếu trong chế biến các món ăn. Với người bị máu nhiễm mỡ thì việc lựa chọn dầu ăn cần đặc biệt chú ý. Tốt nhất là không nên ăn dầu có nguồn gốc từ động vật như mỡ lợn, mỡ gà. Bởi trong các loại mỡ này chứa chất béo không hòa tan, nghĩa là chúng sẽ không tan trong nước, quá trình hấp thu sẽ rất khó. Khi không được hấp thu qua thành dạ dày, chất béo này sẽ tích tụ lại trong cơ thể, bám vào các thành động mạch hoặc trong gan khiến tăng lượng cholesterol xấu, nguy cơ dẫn đến các bệnh như xơ vữa động mạch, xơ cứng mạch máu, đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay gan nhiễm mỡ.

Đây đều là những ăn bệnh rất nguy hiểm với tính mạng của người bệnh. Thay vào đó bạn hãy sử dụng dầu ăn có nguồn gốc từ thực vật. Chúng chứa chất béo hòa tan được trong nước nên hấp thu dễ dàng hơn, không bị tích tụ trong máu và trong gan, ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm. Bạn có thể chọn dầu oliu, dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hướng dương hay dầu hoa cải để nấu nướng. Cùng với đó là hạn chế dùng dầu dừa hay dầu cọ vì lượng chất béo khá cao. Người bị máu nhiễm mỡ cũng không nên ăn kẹo socola, kem để kiểm soát lượng cholesterol ở trong máu.

Dầu Oliu (Nguồn: passionetoscana.com)

1.3. Ăn nhạt
Nếu chưa biết bị máu nhiễm mỡ ăn gì tốt thì trước tiên bạn hãy tập thói quen ăn nhạt, ăn ít muối nhé. Bởi đây là cách đơn giản để giảm các nguy cơ bị cao huyết áp và bệnh tim mạch. Người bị mỡ nhiễm máu nếu ăn nhạt sẽ có chuyển biến tích cực hơn so với những người vẫn ăn mặn. Bên cạnh việc ăn nhạt bạn cũng nên uống nhiều nước.

1.4. Cắt giảm khẩu phần ăn tối đa vào bữa tối

Vào bữa tối bạn nên ăn nhẹ nhàng, ăn nhiều rau xanh, tránh ăn nhiều tinh bột và chất béo cũng như protein. Bởi lúc này hệ tiêu hóa cần được nghỉ ngơi, nếu bạn ăn nhiều sẽ gây nên khó tiêu, cơ thể mệt mỏi. Điều này diễn ra lâu dài sẽ khiến cholesterol bị tích tự, ứ đọng lại ở các thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, mỡ máu tăng cao. Do đó, bạn nên cắt giảm khẩu phần ăn vào buổi tối, đặc biệt là các loại thịt đỏ. Người bị máu nhiễm mỡ được khuyên chỉ nên ăn 255g thịt đỏ mỗi tuần mà thôi.



Ăn ít vào buổi tối để giảm áp lực cho dạ dày, tránh gây tăng cân, tăng mỡ (Nguồn: sethlui.com)

1.5. Dung nạp các chất béo Omega 3 từ dầu cá

Người bị mỡ nhiễm máu được khuyên không nên ăn nhiều mỡ động vật nhưng trừ mỡ cá, dầu cá, cá biển. Bởi, các loại cá tươi chứa nhiều các axit béo Omega 3 rất tốt cho máu và tim mạch. Cá biển và dầu cá không chỉ cung cấp protein, chất béo có lợi cũng như các khoáng chất mà còn làm giảm khả năng bị các bệnh về tim mạch, huyết áp.

1.6. Tăng cường axit folic
Axit folic có tác dụng rất tốt với cơ thể nói chung và sức khỏe tim mạch nói chung. Chất này sẽ làm giảm sự tăng lên của homocystein được cho là có hại cho cơ thể. Vì vậy, mỗi ngày bạn nên bổ sung 400 microgam axit folic vào cơ thể để đảm bảo giảm nguy cơ bị mỡ trong máu, tốt cho tim mạch và hệ thần kinh. Một số thực phẩm giàu axit folic như đậu đỗ, rau chân vịt, đậu trắng, bánh mì, lạc hay nước ép cam, bưởi…

1.7. Không nên ăn thực phẩm dầu mỡ, chiên xào
Nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi máu nhiễm mỡ nên ăn gì thì đừng quên nguyên tắc ăn uống quan trọng này nhé. Bởi trong các đồ ăn này chứa rất nhiều chất béo thực sự không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt những người bị máu nhiễm mỡ, lượng chất béo còn tồn đọng rất nhiều. Nếu bổ sung thêm càng khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng. Do đó, thay vì chiên xào bạn hãy đổi sang các thực phẩm ăn sống, hấp hay luộc để hạn chế tối đa chất béo vào cơ thể.



Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ (Nguồn: cloudfront.net)

1.8. Nên chọn các loại tinh bột nguyên cám

Với những người có sức khỏe bình thường thì tinh bột chiếm khoảng 30% khẩu phần ăn. Nhưng với người bị máu nhiễm mỡ thì tỉ lệ này cao nhất chỉ nên chiếm 20%. Mặt khác, bạn nên chọn các loại tinh bột nguyên cám như gạo lứt sạch giàu dinh dưỡng, bánh mì đen để giảm bớt việc chuyển hóa tinh bột sang đường gây nên thừa cân, béo phì và tăng lượng mỡ trong máu.

2. Thực phẩm hạ mỡ máu không cần dùng thuốc
2.1. Cá hồi

Các món ăn thơm ngon bổ dưỡng chế biến từ cá luôn nằm top đầu danh sách những thực phẩm vàng tốt cho sức khỏe nói chung và tốt cho tim mạch, đường máu nói riêng. Trong cá hồi chứa một lượng lớn axit béo không bão hòa omega 3 giúp làm giảm cholesterol xấu và triglyceride - hai nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tim mạch và đường máu như xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ. Omega 3 còn giúp tăng mật độ cholesterol có lợi giúp tăng độ đàn hồi cho mạch máu, hạ chất béo trung bình, máu lưu thông được dễ dàng và hạn chế tối đa việc mỡ còn dư thừa tích tụ trong máu.



Món ngon từ cá hồi tốt cho người mỡ máu (Nguồn: seasalt.com)

2.2. Ngũ cốc nguyên cám, nguyên hạt

Trong ngũ cốc nguyên cám nguyên hạt chứa nhiều chất xơ,  carbohydrate, đạm và thông thường sẽ rất ít chất béo bão hòa hay cholesterol. Do đó, khi bổ sung các loại ngũ cốc dinh dưỡng này vào cơ thể, bạn vừa có năng lượng để vận động và sinh hoạt vừa không lo lượng chất béo dư thừa tiếp tục tồn đọng trong cơ thể.



Ngũ cốc nguyên hạt (Nguồn: ebayimg.com)

2.3. Gạo lứt, cơm tách đường
Gạo lứt và cơm tách đường chứa một lượng lớn chất xơ và ít chất béo. Đồng thời, vì đã được tách đường nên khi được hấp thụ sẽ giảm bớt khả năng chuyển hóa thành đường gây béo phì, tăng cân và tăng lượng mỡ dư thừa. Chọn mua nồi cơm tách đường Magic Korea chính hãng để có thể có được bữa cơm lành mạnh ít đường.

2.4. Đậu Hà Lan

Hãy bổ sung đậu Hà Lan vào danh sách các câu trả lời cho máu nhiễm mỡ nên ăn gì ngay hôm nay. Bởi trong đậu hà Lan chứa nhiều chất xơ, đạm, vitamin và đặc biệt là không có cholesterol và rất ít chất béo. Với người bị máu nhiễm mỡ thì đây thực sự là thực phẩm vàng vì nó vừa cung cấp năng lượng vừa giúp bạn kiểm soát được lượng chất béo hấp thụ vào trong cơ thể.

Ngoài tác dụng tốt cho người bị máu nhiễm mỡ thì đậu Hà Lan còn rất tốt cho những ai bị huyết áp cao. Bởi loại đậu này có khả năng ngăn chặn hoặc trì hoãn các tác nhân gây nên bệnh thận, giúp cân bằng huyết áp rất tốt.



Đậu Hà Lan vừa giúp giảm mỡ máu vừa giúp cân bằng huyết áp (Nguồn: asweetpeachef.com)

2.5. Hạt lanh

Hạt lanh cũng là thực phẩm được đánh giá rất tốt đối với sức khỏe tim mạch. Trong hạt lanh có nhiều axit béo không bão hòa Omega 3 giúp giảm việc hấp thu chất béo và giảm cholesterol xấu và triglyceride. Bạn chỉ cần sử dụng hai muỗng canh hạt lanh đã đáp ứng được 133% nhu cầu omega 3 mỗi ngày rồi.

2.6. Lòng trắng trứng
Thêm một loại thực phẩm dễ tìm cho những ai chưa biết máu nhiễm mỡ nên ăn gì đó là lòng trắng trứng. Lòng trắng trứng chứa nhiều canxi mà còn không có cholesterol, bạn có thể ăn thường xuyên mà không hề gây hại. Do đó, người bị máu nhiễm mỡ hãy bổ sung lòng trắng trứng vào thực đơn của bạn nhé. Lưu ý, không nên ăn nhiều lòng đỏ trứng vì lòng đỏ chứa nhiều chất béo và cholesterol. Ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe nói chung và bệnh máu nhiễm mỡ nói riêng.



Lòng trắng trứng (Nguồn: alicdn.com)

2.7. Dầu oliu
Trong các loại dầu oliu nguyên chất, lượng triglyceride rất thấp và có thể thay thế cho các chất béo no. Dầu oliu còn có tác dụng duy trì cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, rất tốt cho người bị máu nhiễm mỡ. Tuy nhiên, vì lượng calo trong dầu oliu khá cao nên bạn chỉ cần sử dụng hai muỗng canh mỗi ngày.

2.8. Rau xanh
Có lẽ rau xanh luôn nằm trong danh sách những thực phẩm nên ăn không chỉ với bệnh máu nhiễm mỡ mà còn với đa số các loại bệnh khác. Trong các loại rau ăn lá chứa nhiều vitamin, khoáng chất, không chứa chất béo và đặc biệt là có khả năng loại bỏ cholesterol ra khỏi cơ thể. Điều này là thực sự cần thiết với người bị máu nhiễm mỡ. Một số loại rau xanh tốt cho người bệnh như súp lơ xanh, cải bó xôi, rau diếp, hẹ…

2.9. Rong biển
Rong biển là thực phẩm thực sự rất tốt cho người bị máu nhiễm mỡ. Trong rong biển có tới hơn 90 loại vitamin, khoáng chất và canxi. Đặc biệt, chất cholinesterase có khả năng làm giảm mỡ máu, chống hình thành mảng bám trên động mạch cũng như giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Ngoài ra, carbohydrate còn được đánh giá là có khả năng làm hạ huyết áp, ngăn chặn các bệnh đường ruột và cân bằng mỡ máu.



Rong biển (Nguồn: alibaba.com)

2.10. Thịt gà bỏ da

Thịt gà bỏ da là một trong những loại thực phẩm giảm mỡ máu rất đáng để tham khảo. Bởi trong thịt gà chứa nhiều axit béo không bão hòa, tốt hơn nhiều so với thịt lợn, thịt bò hay thịt cừu. Hấp thụ thịt gà sạch đảm bảo an toàn giúp cho việc kiểm soát lượng mỡ máu trở nên dễ dàng hơn.

2.11. Hành tây
Trong hành tây chứa nhiều allin vòng và methionine có tác dụng làm tan huyết khối, tránh mỡ bám vào thành mạch máu. Ngoài ra, fitoncidi còn có khả năng ngăn ngừa và giảm khả năng làm xơ vữa mạch máu hiệu quả.

Hành tây (Nguồn: starkbros.com)

2.12. Giá đỗ

Hàm lượng vitamin C của giá đỗ cao gấp 6-7 lần so với hạt đậu xanh thông thường. Nó có tác dụng làm giảm cholesterol xấu, đào thải chúng ra ngoài và tránh tích tụ ở động mạch. Ngoài ra, chất xơ trong giá đỗ còn rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng như tim mạch.

2.13. Bí đao
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong bí đao có axit malonic có tác dụng làm hạ mỡ máu, loại bỏ mỡ thừa ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, bí đao có hàm lượng natri thấp và không chứa chất béo nên rất lợi tiểu. Nếu bạn chưa biết máu nhiễm mỡ nên ăn gì thì thêm ngay bí đao vào thực đơn của mình nhé.

2.14. Mộc nhĩ đen

Không chỉ là loại nông sản khô được nhiều bà nội trợ lựa chọn mà mộc nhĩ đen còn có tác dụng ngăn béo phì, hạ mỡ máu cho có chất keo giúp tràng vị co bóp mạnh hơn. Điều này giúp đẩy chất béo ra ngoài dễ hơn thông qua việc bài viết cũng như giảm bớt hấp thu chất béo từ thức ăn.



Mộc nhĩ đen (Nguồn: joybuy.com)

2.15. Sữa tách béo, sữa cho người tim mạch

Sữa tách béo hay các sản phẩm sữa cho người bị bệnh tim mạch có lượng chất béo rất thấp, chỉ từ 0-2% nên gần như không làm tình trạng bệnh tình thêm nghiêm trọng.

2.16. Táo
Chất xơ hòa tan pectin có trong táo có tác dụng hấp thụ cholesterol thừa và loại bỏ nó ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, chất pectin này còn có thể kết hợp với vitamin C để làm giảm cholesterol, tăng cường hiệu quả giảm mỡ máu.

Ăn táo giúp giảm mỡ máu hiệu quả (Nguồn: draxe.com)

Trên đây là 8 nguyên tắc ăn uống và 16 loại thực phẩm giúp bạn lý giải máu nhiễm mỡ nên ăn gì. Hi vọng với những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn ngăn chặn và cải thiện bệnh hiệu quả. 

Theo blog.adayroi.com