Dinh dưỡng phòng bệnh

Huyết áp thấp nên ăn gì? 9 thực phẩm bổ máu giảm mệt mỏi nôn nao

Huyết áp thấp là căn bệnh không hề hiếm gặp ở Việt Nam. Ảnh hưởng của bệnh khá nguy hiểm có thể dẫn tới các biến chứng tim mạch thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân huyết áp thấp cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy huyết áp thấp nên ăn gì? Không nên ăn gì?
1. Chế độ dinh dưỡng phù hợp với người huyết áp thấp
1.1. Bổ sung nước và chất điện giải
Nước là thành phần quan trọng của cơ thể, giúp máu lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng mất nước. Những người huyết áp thấp nên tích cực uống nước. Tuy nhiên, các bạn nên tránh những loại nước có cồn và chất kích thích vì chúng khiến cơ thể mất nước và huyết áp giảm đi. Ngoài ra, các chất điện giải có khả năng duy trì huyết áp ổn định cho cơ thể. Người bệnh nên uống nước chanh muối nhiều hơn để bổ sung các chất này!



Cần bổ sung nước cho cơ thể khi huyết áp bị giảm (Nguồn: shape.com)

1.2. Bổ sung chất sắt chống thiếu máu
Huyết áp là sức đẩy của dòng máu tác động lên thành động máu. Máu là thành phần quan trong nuôi dưỡng các mô và duy trì sự sống. Tim đập là huyết áp cao nhất và gọi là huyết áp tâm thu. Huyết áp thấp xảy ra khi huyết áp tâm thu xuống dưới 90mmHg, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tim. Vì thế, bạn cần tránh để cơ thể thiếu máu bằng cách bổ sung các chất sắt. Bạn nên chú ý ăn các thực phẩm chứa sắt như thịt nạc, nấm hương, cần tây ...

1.3. Cân nhắc bổ sung muối tăng huyết áp
Theo các chuyên gia, những người bệnh huyết áp thấp cần bổ sung lượng muối nhiều hơn người bình thường mỗi ngày để huyết áp duy trì ở mức ổn định, không xuống thấp quá. Nếu bình thường, mỗi ngày mọi người chỉ cần 10g muối thì bệnh nhân huyết áp thấp nên ăn khoảng 15g. Nhưng để có hiệu quả tốt nhất, các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước nhé!



Người bệnh huyết áp nên bổ sung 15g muối mỗi ngày (Nguồn: shopify.com)

1.3. Bổ sung protein và khoáng chất cần thiết
Protein và các khoáng chất là những thành phần cần thiết cho thể. Trong chế độ ăn uống, các bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa 2 nhóm chất này để cải thiện tình trạng huyết áp thấp. Một số thực phẩm vừa ngon lại tốt cho tim mạch người bệnh nên ăn là: nước sâm, bột tam thất, nước nho, rau cần tây …

2. Huyết áp thấp nên ăn gì
2.1. Nho khô
Nho sẽ là thực phẩm đầu tiên dành cho các bạn chưa biết huyết áp thấp nên ăn gì. Đây là loại hoa quả sấy khô thơm ngon có khả năng duy trì huyết áp ổn định bằng cách hỗ trợ chức năng của tuyến thượng thận. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn dùng nho khô ngâm trong nước theo tỉ lệ :30 quả nho khô - 1 cốc nước. Để qua 1 đêm và ăn chúng vào buổi sáng khi bụng còn đói nhé!



Nho khô tốt cho bệnh nhân huyết áp thấp (Nguồn: img.alicdn.com)

2.2. Hạnh nhân
Đây cũng là một trong những loại hạt thơm ngon, bổ dưỡng dành cho bệnh nhân huyết áp thấp. Bạn hãy ngâm 4-5 quả hạnh nhân vào 1 cốc nước và cũng để qua đêm. Sáng hôm sau, bóc vỏ lấy nhân nghiền nhuyễn cho vào 1 cốc sữa ấm và uống vào buổi sáng. Như vậy huyết áp sẽ ổn định.

2.3. Rễ cam thảo
Tụt huyết áp nên ăn gì? Một phương thuốc tốt dành cho người bệnh huyết áp thấp là sử dụng rễ cam thao. Các chất trong cam thảo ngăn chặn, ức chế quá trình phát triển của enzyme gây phân hủy cortisol. Bạn có thể dùng rẻ cam thảo khô ngâm với 1 tách nước sôi để uống mỗi ngày!

2.4. Gừng
Trà gừng có tính ấm, vị cay giúp lưu thông máu và giảm đi những ảnh hưởng khi tụt huyết áp, tránh những biến chứng xảy ra. Khi bị tụt huyết áp bạn có thể sử dụng trà gừng nhé! Tuy nhiên, nên sử dụng ở mức độ vừa phải tránh sử dụng quá nhiều vì có thể sẽ gây ra 1 số tác dụng phụ như ợ nóng, khó tiêu. Tham khảo những loại thức uống cho người huyết áp thấp đơn giản dễ làm.



Trà gừng có tính ấm, vị cay giúp lưu thông máu (Nguồn: draxe.com)

2.5. Trứng gà
Trứng gà sạch, tươi ngon chính là một trong những loại thực phẩm tốt dành cho bệnh nhân huyết áp thấp. Nguyên nhân xảy ra tình trạng tụt huyết áp là do thiếu máu. Trong khi đó trứng gà bổ sung máu cho cơ thể!

2.6. Rau đay, rau dền
Nếu bạn chưa biết huyết áp thấp nên ăn gì thì rau đay và rau dền cũng là 2 loại rau tươi ăn lá phù hợp! Chúng có tác dụng điều trị huyết áp thấp, kích thích chỉ số huyết áp cao lên, duy trì ổn định nhất. Vì thế, bệnh nhân huyết áp thấp có thể ăn rau đay, rau dền vào các bữa ăn hàng ngày.

2.7. Húng quế
Không chỉ là một loại rau gia vị ăn kèm các món, húng quế còn chứa nhiều kali, magie, vitamin C và vitamin B5 (pantothenic acid). Đây là những chất có tác dụng kiểm soát huyết áp. Bạn chỉ cần ăn 4-5 húng quế vào buổi sáng hoặc uống 1 thìa cà phê chiết xuất từ lá húng quế kết hợp với mật ong là được. Bạn nên dùng chúng khi chưa ăn gì nhé, tốt nhất là buổi sáng sau khi thức dậy.

2.8. Thịt, gan động vật
Thịt tươi hữu cơ sạch và gan động vật chứa nhiều protein thích hợp với những bệnh nhân huyết áp thấp. Vì vậy bạn cần tăng cường ăn thịt nạc và gan nhé!

2.9. Tỏi
Trong thành phần của tỏi có chứa hợp chất ổn định huyết áp, tốt cho cơ thể. Mỗi ngày, bạn chỉ cần ăn 2 tép tỏi sống ép nước trước khi đi ngủ hoặc dùng tỏi để chế biến món ăn thì tình trạng huyết áp thấp sẽ được cải thiện.


Mỗi ngày, bệnh nhân huyết áp thấp cần ăn 2 tép tỏi sống ép nước trước khi đi ngủ (Nguồn: draxe.com)

3. Huyết áp thấp kiêng ăn gì
Huyết áp thấp nên ăn gì thì trong phần trên đã giúp các bạn giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, ngoài những thực phẩm nên ăn thì bệnh nhân huyết áp thấp cần tránh 1 số thực phẩm dưới đây nữa. Cụ thể:

3.1. Cà chua
Lycopene trong cà chua có thể làm cho huyết áp bị giảm, ảnh hưởng không tốt cho bệnh nhân huyết áp thấp. Vì vậy người bệnh không nên ăn cà chua đặc biệt là cà chua xanh.



Cà chua chỉ tốt cho người bệnh cao huyết áp (Nguồn: weightwatchers.com)

3.2. Cà rốt
Cà rốt giàu kali, ít natri. Lượng kali trong cơ thể vượt ngưỡng cho phép sẽ làm cho thận của bạn đào thải natri qua nước tiểu nhiều hơn. Từ đó khiến cho huyết áp bị tụt.

3.3. Táo mèo
Táo mèo chỉ tốt cho bệnh nhân cao huyết áp thôi vì tác dụng chính của chúng  chính là làm giãn các mạch máu. Thế nên người huyết áp thấp nên tránh thực phẩm này nhé!

3.4. Hạt dẻ
Hạt dẻ nước có thể khiến huyết áp giảm mạnh. Vì thế, người bị huyết áp thấp cũng không ăn loại hạt dẻ.



Hạt dẻ (Nguồn: sloely.com)

3.5. Thực phẩm có tính lạnh
Các thực phẩm có tính lạnh cũng là một trong những tác nhân khiến bệnh huyết áp thấp nặng hơn. Những thực phẩm như ngao, sò, ốc, hến, rau sống, kem, thức ăn mới lấy từ tủ lạnh dưa chuột, dưa hấu, rau bina ... đều không tốt cho bệnh nhân huyết áp thấp.

3.6. Tránh đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn khiến có thể mất nước, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, tác động đến sự ổn định của huyết áp khiến chỉ số huyết áp giảm mạnh. Do đó, các loại thức uống có cồn như rượu, bia không tốt cho bệnh huyết áp thấp.

3.7. Sữa ong chúa
Chất insulin trong sữa ong chúa có công dụng kích thích phản ứng hạ đường huyết, có tác dụng làm giãn động mạch và hạ huyết áp rất nhanh, nên tuyệt đối không dùng.

3.8. Củ cải đường
Củ cải đường là loại thực phẩm tốt cho người huyết áp cao, giúp huyết áp giảm nhanh chóng. Chính vì thế, người huyết áp thấp không nên ăn hay uống những sản phẩm chế biến từ củ cải đường như nước ép.



Hạn chế ăn củ cải đường (nguồn:rhodesquality.com)

4. Chế độ luyện tập cho người huyết áp thấp
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, huyết áp thấp nên ăn gì và kiêng gì thì người bệnh huyết áp thấp cần có chế độ tập luyện phù hợp. Nên dự trữ trong nhà máy đo huyết áp chất lượng, độ chính xác cao theo dõi huyết áp thường xuyên. Để có kết quả tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ 1 số quy tắc.

Đầu tiên là cần có sự tư vấn của bác sĩ về các bài tập có thể tham gia được. Cường độ luyện tập nên từ từ, tăng dần theo thời gian, tránh thực hiện những động tác cần quá nhiều sức ngay từ đầu để không làm huyết áp giảm hơn.

Trước khi tập, các bạn nên có vài động tác khởi động nhẹ nhàng có thể là đi bộ để cơ thể dần thích nghi. Trong khi tập không nên thay đổi tư thế và các động tác đột ngột. Khi cảm thấy chóng mặt, khó chịu, bạn nên nghỉ ngơi, không nên cố gắng quá sức. Hãy tìm những không gian mát mẻ để hiệu quả tốt hơn và hãy uống nhiều nước, những loại nước bổ sung khoáng chất tự nhiên như nước dừa, nước khoáng nhé!



Người huyết áp thấp nên thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng (Nguồn: apoliticni.hr)

5. Khi huyết áp bị giảm xuống đột ngột thì nên làm gì
Theo lời khuyên của các chuyên gia khuyến cáo trước khi sơ cứu cho người huyết áp thấp cần xem xét họ có từng bị tiểu đường hay không. Nếu trước kia chưa từng bị thì bạn có thể tập trung sơ cứu theo cách dưới đây.

Đầu tiên tìm một địa điểm thoáng mát, bằng phẳng, đặt bệnh nhân lên, để chân và đầu của bệnh nhân lên một chiếc gối sao cho đầu thấp hơn chân.

Thứ 2, bạn pha cho người bệnh một cốc trà gừng, trà sâm hoặc những loại nước có chứa cafein như cà phê, chè đặc hay những loại thức ăn có vị đậm như bột tam thất, muối... để người bệnh uống và nghỉ ngơi.

Trong trường hợp không có các loại nước đã kể trên, các bạn để người bệnh uống nhiều nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội giúp huyết áp có thể ổn định tạm thời.

Ngoài ra, socola cũng là loại kẹo hỗ trợ rất tốt trong việc bảo vệ thành mạch máu. Nhờ đó huyết áp của bệnh nhân sẽ trở nên ổn định hơn. Vì trong thành phần socola có chứa flavon.

Lúc này, bạn cần quan sát người bệnh kỹ hơn. Trong trường hợp có dấu hiệu hồi phục, bạn hãy nhắn họ cử động chân tay một chút rồi giúp họ ngồi dậy từ từ. Còn với trường hợp ngược lại, nếu tình hình bệnh nhân không có tiến triển, bạn cần mau chóng đưa họ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ có thể nắm bắt và kịp thời chữa trị giúp cải thiện tình trạng của họ.



Cẩn thận với các dấu hiệu huyết áp thấp (Nguồn: okezone.com)

Riêng với người bệnh nên theo dõi thường xuyên bằng các loại máy đo huyết áp chính xác để biết tình trạng hiện tại. Huyết áp thấp để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, suy thận... ảnh hưởng tới tính mạng. Vì thế, người bệnh cần phải hết sức cẩn thận, người thân nên quan tâm và chăm sóc hợp lý.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết sẽ giúp các bạn biết bệnh huyết áp thấp nên ăn gì, không nên ăn gì để điều trị hiệu quả nhất. 

Theo blog.adayroi.com