Trang chủ
Món ngon mỗi ngày
Món ngon ngày Tết
Món ngon từ cá
Món ngon từ ếch
Món ngon từ tôm
Món ngon từ hải sản
Món ngon từ trứng
Món ngon từ thịt gà
Món ngon từ thịt vịt
Món ngon từ thịt dê
Món ngon từ thịt bò
Món ngon từ thịt lợn
Món ngon từ thịt chó
Món ngon từ đậu phụ
Món ngon từ rau củ
Pha chế đồ uống
Các món sữa ngon
Các món chè ngon
Các món kem ngon
Các món thạch ngon
Kỹ thuật pha trà
Kỹ thuật pha cà phê
Pha chế cocktail/mocktail
Các món sinh tố ngon
Cách làm nước ép trái cây
Cẩm nang nấu ăn
Các món kẹo ngon
Các món mứt ngon
Các món bánh ngon
Các món lẩu ngon
Các món mì ngon
Các món phở ngon
Các món bún ngon
Các món miến ngon
Các món xôi ngon
Các món cơm ngon
Các món cháo ngon
Các món nem ngon
Các món salad ngon
Các món nộm ngon
Các món súp ngon
Các món canh ngon
Các món chay ngon
Các món giò chả ngon
Bí quyết chế biến
Các món sốt ngon
Các món xào ngon
Các món hấp ngon
Các món kho ngon
Các món luộc ngon
Các món hầm ngon
Các món rang ngon
Các món chiên ngon
Các món nướng ngon
Các món ngon với muối
Cách pha nước chấm ngon
Nghệ thuật làm bếp
Mẹo làm bếp
Cẩm nang vào bếp
Bí quyết nấu ăn ngon
Trang trí món ăn
Ăn uống và sức khỏe
Ẩm thực và sức khỏe
An toàn thực phẩm
Đồ uống và sức khỏe
Dinh dưỡng phòng bệnh
Nhà hàng món ngon
Miền Bắc
Nhà hàng tại Bắc Ninh
Nhà hàng tại Hà Nội
Nhà hàng tại Hà Nam
Nhà hàng tại Hải Dương
Nhà hàng tại Hưng Yên
Nhà hàng tại Hải Phòng
Nhà hàng tại Nam Định
Nhà hàng tại Ninh Bình
Nhà hàng tại Thái Bình
Nhà hàng tại Vĩnh Phúc
Nhà hàng tại Hà Giang
Nhà hàng tại Cao Bằng
Nhà hàng tại Bắc Kạn
Nhà hàng tại Lạng Sơn
Nhà hàng tại Tuyên Quang
Nhà hàng tại Thái Nguyên
Nhà hàng tại Phú Thọ
Nhà hàng tại Bắc Giang
Nhà hàng tại Quảng Ninh
Nhà hàng tại Lào Cai
Nhà hàng tại Yên Bái
Nhà hàng tại Điện Biên
Nhà hàng tại Hòa Bình
Nhà hàng tại Lai Châu
Nhà hàng tại Sơn La
Miền Trung
Nhà hàng tại Thanh Hóa
Nhà hàng tại Nghệ An
Nhà hàng tại Hà Tĩnh
Nhà hàng tại Quảng Bình
Nhà hàng tại Quảng Trị
Nhà hàng tại Thừa Thiên Huế
Nhà hàng tại Đà Nẵng
Nhà hàng tại Quảng Nam
Nhà hàng tại Kontum
Nhà hàng tại Quảng Ngãi
Nhà hàng tại Bình Định
Nhà hàng tại Gia Lai
Nhà hàng tại Phú Yên
Nhà hàng tại Khánh Hòa
Nhà hàng tại Đắc Lắc
Nhà hàng tại Đắc Nông
Nhà hàng tại Lâm Đồng
Nhà hàng tại Ninh Thuận
Nhà hàng tại Bình Thuận
Miền Nam
Nhà hàng tại Bình Phước
Nhà hàng tại Tây Ninh
Nhà hàng tại Đồng Nai
Nhà hàng tại Bình Dương
Nhà hàng tại TP.HCM
Nhà hàng tại Vũng Tàu
Nhà hàng tại Long An
Nhà hàng tại Đồng Tháp
Nhà hàng tại An Giang
Nhà hàng tại Tiền Giang
Nhà hàng tại Kiên Giang
Nhà hàng tại Bến Tre
Nhà hàng tại Vĩnh Long
Nhà hàng tại Cần Thơ
Nhà hàng tại Trà Vinh
Nhà hàng tại Hậu Giang
Nhà hàng tại Sóc Trăng
Nhà hàng tại Bạc Liêu
Nhà hàng tại Cà Mau
Video ẩm thực
Món ngon mỗi ngày
Ăn uống và sức khỏe
Khám phá - trải nghiệm
Khám phá - Trải nghiệm
Văn hóa đồ uống
Văn hóa ẩm thực
Ẩm thực du lịch
Điểm đến yêu thích
Mới nhất
Khác biệt văn hóa uống cà phê của Hà Nội và Sài Gòn
Việt Nam 'vô địch' về uống bia và bài toán được - mất
Bia thủ công bùng nổ ở Việt Nam
Đọc Nhiều
Người nước ngoài hãi văn hóa bia rượu Việt Nam như thế nào?
Tìm hiểu về buffet trà sữa đang không ngừng "quyến rũ" giới trẻ Sài Gòn
10 loại bia được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam
Người Nga và văn hóa nhậu
Ngất ngây hương rượu cần – Món ngon Đà Lạt
Ăn thịt rắn, uống rượu rắn có thực sự tốt cho sức khỏe?
Văn hóa đồ uống
Sự tinh tế trong cách thưởng trà của người Hà Nội xưa
5/19/2015
962 Lượt xem
Mỗi cân trà, nghệ nhân Hà thành ướp cùng 1.000 -1.200 bông sen vì thế người nước ngoài đã không ít lần xuýt xoa trước nghệ thuật ướp trà cầu kỳ, tinh tế của người Hà Nội.
Ảnh:phache.net
Trong nghệ thuật ướp trà này, trà mạn hảo được ưa chuộng hơn cả. Nguyên liệu là trà Tuyết Shan cổ thụ vùng mạn ngược Hà Giang, mọc tự nhiên trên những dãy núi cao 800 -1.300 m, quanh năm sương phủ. Các nghệ nhân trà Hà Nội trân trọng, nâng niu từng búp trà này như một báu vật. Họ chọn lựa những búp non, những lá trà bánh tẻ rửa sạch, cho vào chõ đồ chín. Sau khi phơi khô, họ cho trà vào chum (vại), trên phủ một lớp lá chuối khô, ủ 3 - 4 năm cho trà phong hoá bớt chất chát, có độ xốp như giấy bản mà vẫn lưu giữ được hương vị đặc trưng.
Ảnh:vinacuoi.vn
Khi ướp, người ta rải một lớp trà rồi một lớp gạo sen mỏng, rồi lại một lớp trà, một lớp gạo sen. Cứ thế cho đến khi hết trà. Sau cùng, phủ một lớp giấy bản. Thời gian ướp tuỳ thuộc vào độ ẩm của gạo sen nhiều hay ít, thường từ 18 -24 giờ. Sau đó, đem sàng để loại bỏ những hạt gạo sen. Sàng loại xong, trà được đóng vào những chiếc túi làm bằng giấy chống ẩm để giữ lấy cả hương sen lẫn hương trà, rồi sấy cho đến khi cánh trà khô, hương sen quyện thì bỏ ra. Lại ướp một lần sen thứ hai, thứ ba, thậm chí thứ tư, thứ năm tuỳ thuộc vào sở thích của người thưởng trà đậm hay nhạt. Càng ướp nhiều lần thì hương sen càng quyện, trà càng thơm. Trung bình, mỗi cân trà ướp cần từ 1.000 -1.200 bông sen. Cho nên, không phải ngẫu nhiên, mỗi 1kg trà sen thời xưa được đổi bằng 2 -3 chỉ vàng mà người sành trà vẫn nao nức lùng mua bằng được.
Ảnh:vnthuquan.net
Với người Hà Nội, uống trà là một thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, người ta phải để vào đó nhiều công phu. Những công phu đó, dần trở thành lễ nghi. Trong ấm trà ngon, người ta thấy phảng phất một mùi thơ và một vị triết lý. Các trà nhân từ xưa rất chú ý đến nghệ thuật thưởng trà với nhiều loại trà cụ (dụng cụ pha trà) cần thiết để làm sao cho người uống cũng có thể cảm nhận và thể nghiệm giống như các thiền sư. Dùng thìa gỗ múc trà cho vào ấm đất nung nhỏ, được gọi là “Ngọc diệp hồi cung”.
Để có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống trà phải được làm nóng lên bằng nước sôi. Trà cụ dùng để xúc trà, lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm. Khi châm nước lần một gọi là “cao sơn trường thuỷ” rồi chắt ngay ra. Đây là thao tác tráng trà nhằm loại hết bụi bẩn và cho trà khô kịp thấm không nổi lềnh bềnh. Lần thứ hai đổ nước vào ấm gọi là “hạ sơn nhập thuỷ” nên đổ nước cao, tràn miệng bình để khi đậy nắp lại, bụi trà tràn ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp để giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước hai chính là nước ngon nhất được tạo ra trong vòng 1-2 phút, có hương vị đượm đà, thơm tho quyến rũ. Khi rót trà phải chuyên đều các chén sao cho nồng độ trà như nhau bằng cách kê khít miệng chén lại và đưa vòi ấm quay vòng. (Cách phổ biến trong truyền thống là rót ra chén tống (chén hạt mít) rồi chia đều ra các “chén quân”. Cách này ngày nay ít dùng vì phần làm nguội trà, phần hương trà phôi pha.
Dâng chén trà theo đúng cách là ngón giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón chỏ và cái đỡ miệng chén gọi là “Tam long giá ngọc”. Người dâng trà và người nhận đều phải cung kính cúi đầu. Trước khi uống, đưa chén trà sang tay trái, mắt nhìn theo, sau đó đưa sang phải “du sơn lâm thuỷ”. Khi uống, cầm chén trà quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén trà lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước, sau đó tay che miệng nháp nháp từng ngụm nhỏ nhẹ. Tay áo các quan lại phong kiến thường rất rộng cũng một phần vì lẽ dùngche miệng khi uống trà là vậy. Che miệng khi ăn, uống, cười trong chèo, tuồng, trong đời sống người Việt xưa chính là một hành vi văn hoá. Người uống cũng phải chậm rãi mím miệng nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi và đồng thời đọng trong cổ họng, nuốt tý nước bọt lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận.
Ảnh:baovietnam.vn
Ngoài cách uống trà trong gia đình, người Hà Nội xưa còn có các hình thức Hội trà, uống trà thưởng hoa đầu năm, uống trà thưởng hoa quý và uống trà ngũ hương. Trong đó, hội trà là hình thức tụ họp cùng thưởng trà khi có trà ngon hay dịp đặc biệt của các cụ. Thưởng trà đầu xuân là thói quen của riêng các bậc tao nhân chốn kinh thành xưa. Thường thì trước Tết, đích thân các cụ đi chọn mua hoa đào, cúc, mai trắng, thuỷ tiên ở tận vườn, chuẩn bị loại trà ngon nhất. Sáng mùng một, con cháu dành riêng cho cụ những giây phút đầu tiên để tịnh tâm và ngắm hoa, thưởng trà, sau đó mới là cả đại gia đình cùng ngồi quanh bàn trà chúc thọ cụ và nghe lời dặn dò.
Ảnh:vefac.vn
Uống trà thưởng hoa quý như hoa quỳnh, hoa trà cũng là cái thú của nhiều người Tràng An. Đó cũng là hình thức hội trà quanh chậu hoa quý vào tối hoa mãn khai của những người cao tuổi, đàm đạo thế sự, văn chương và dặn dò lớp con cháu.
Ảnh:phache.net
Trà ngũ hương chỉ giới hạn cho 5 người. Khay uống trà ngũ hương phải thửa 5 chỗ trũng để 5 loại hoa đang độ đượm hương nhất: cúc, sói, nhài, sen, ngâu và úp các chén kín hoa, bưng khay để lên nồi nước sôi cho hương hoa bám vào lòng chén. Pha trà mạn ngon và rót đều vào từng chén, mỗi người tham gia sẽ phải đoán hương trà trong chén của mình và cùng nhận xét. Sau mỗi chén trà, người chủ trà lại hoán vị hương để ai cũng được thưởng thức hết cái tinh tuý của hội trà ngũ hương.
Theo Amthuc365.vn
Video ẩm thực
Món ngon mỗi ngày
Ăn uống và sức khỏe
Khám phá - Trải nghiệm
Cùng chuyên mục
Cà phê Hà Nội
Cách pha cafe trên thế giới
Văn hóa thiền trà
Cái lý uống trà của người xưa cho đến nay
Cà Phê và tác dụng của nó nếu thưởng thức đúng cách
Coca Cola: Khi đồ uống trở thành bản sắc văn hóa
Cách chọn và dùng ấm pha trà
Uống Trà và Tịnh tâm
Thương hiệu ẩm thực tiêu biểu
093 405 1368
Nhập từ khóa tìm kiếm của bạn!
Đăng nhập tài khoản
Tên đăng nhập hoặc mật khẩu không chính xác
Tài khoản
Mật khẩu
Ghi nhớ mật khẩu
Hoặc đăng nhập bằng
Đăng nhập vào facebook
Đăng nhập vào gmail
Khôi phục mật khẩu
Vui lòng nhập Email hoặc tên tài khoản của bạn để chúng tôi gửi lại mật khẩu
Lấy lại mật khẩu
Vui lòng nhập địa chỉ thư điện tử của bạn để chúng tôi gửi lại mật khẩu.
×
Đăng ký tài khoản
Tên đăng nhập
*
Email
*
Số điện thoại
*
Địa chỉ
Mật khẩu
*
Nhập lại mật khẩu
Số đăng ký kinh doanh
Số CMND
Mã số thuế
Mã xác thực
Làm mới
Tôi đồng ý với các
điều khoản và quy định
của Amthuchomnay.com.vn
Hoặc đăng nhập bằng
Đăng nhập vào facebook
Đăng nhập vào gmail
×