Trang chủ
Món ngon mỗi ngày
Món ngon ngày Tết
Món ngon từ cá
Món ngon từ ếch
Món ngon từ tôm
Món ngon từ hải sản
Món ngon từ trứng
Món ngon từ thịt gà
Món ngon từ thịt vịt
Món ngon từ thịt dê
Món ngon từ thịt bò
Món ngon từ thịt lợn
Món ngon từ thịt chó
Món ngon từ đậu phụ
Món ngon từ rau củ
Pha chế đồ uống
Các món sữa ngon
Các món chè ngon
Các món kem ngon
Các món thạch ngon
Kỹ thuật pha trà
Kỹ thuật pha cà phê
Pha chế cocktail/mocktail
Các món sinh tố ngon
Cách làm nước ép trái cây
Cẩm nang nấu ăn
Các món kẹo ngon
Các món mứt ngon
Các món bánh ngon
Các món lẩu ngon
Các món mì ngon
Các món phở ngon
Các món bún ngon
Các món miến ngon
Các món xôi ngon
Các món cơm ngon
Các món cháo ngon
Các món nem ngon
Các món salad ngon
Các món nộm ngon
Các món súp ngon
Các món canh ngon
Các món chay ngon
Các món giò chả ngon
Bí quyết chế biến
Các món sốt ngon
Các món xào ngon
Các món hấp ngon
Các món kho ngon
Các món luộc ngon
Các món hầm ngon
Các món rang ngon
Các món chiên ngon
Các món nướng ngon
Các món ngon với muối
Cách pha nước chấm ngon
Nghệ thuật làm bếp
Mẹo làm bếp
Cẩm nang vào bếp
Bí quyết nấu ăn ngon
Trang trí món ăn
Ăn uống và sức khỏe
Ẩm thực và sức khỏe
An toàn thực phẩm
Đồ uống và sức khỏe
Dinh dưỡng phòng bệnh
Nhà hàng món ngon
Miền Bắc
Nhà hàng tại Bắc Ninh
Nhà hàng tại Hà Nội
Nhà hàng tại Hà Nam
Nhà hàng tại Hải Dương
Nhà hàng tại Hưng Yên
Nhà hàng tại Hải Phòng
Nhà hàng tại Nam Định
Nhà hàng tại Ninh Bình
Nhà hàng tại Thái Bình
Nhà hàng tại Vĩnh Phúc
Nhà hàng tại Hà Giang
Nhà hàng tại Cao Bằng
Nhà hàng tại Bắc Kạn
Nhà hàng tại Lạng Sơn
Nhà hàng tại Tuyên Quang
Nhà hàng tại Thái Nguyên
Nhà hàng tại Phú Thọ
Nhà hàng tại Bắc Giang
Nhà hàng tại Quảng Ninh
Nhà hàng tại Lào Cai
Nhà hàng tại Yên Bái
Nhà hàng tại Điện Biên
Nhà hàng tại Hòa Bình
Nhà hàng tại Lai Châu
Nhà hàng tại Sơn La
Miền Trung
Nhà hàng tại Thanh Hóa
Nhà hàng tại Nghệ An
Nhà hàng tại Hà Tĩnh
Nhà hàng tại Quảng Bình
Nhà hàng tại Quảng Trị
Nhà hàng tại Thừa Thiên Huế
Nhà hàng tại Đà Nẵng
Nhà hàng tại Quảng Nam
Nhà hàng tại Kontum
Nhà hàng tại Quảng Ngãi
Nhà hàng tại Bình Định
Nhà hàng tại Gia Lai
Nhà hàng tại Phú Yên
Nhà hàng tại Khánh Hòa
Nhà hàng tại Đắc Lắc
Nhà hàng tại Đắc Nông
Nhà hàng tại Lâm Đồng
Nhà hàng tại Ninh Thuận
Nhà hàng tại Bình Thuận
Miền Nam
Nhà hàng tại Bình Phước
Nhà hàng tại Tây Ninh
Nhà hàng tại Đồng Nai
Nhà hàng tại Bình Dương
Nhà hàng tại TP.HCM
Nhà hàng tại Vũng Tàu
Nhà hàng tại Long An
Nhà hàng tại Đồng Tháp
Nhà hàng tại An Giang
Nhà hàng tại Tiền Giang
Nhà hàng tại Kiên Giang
Nhà hàng tại Bến Tre
Nhà hàng tại Vĩnh Long
Nhà hàng tại Cần Thơ
Nhà hàng tại Trà Vinh
Nhà hàng tại Hậu Giang
Nhà hàng tại Sóc Trăng
Nhà hàng tại Bạc Liêu
Nhà hàng tại Cà Mau
Video ẩm thực
Món ngon mỗi ngày
Ăn uống và sức khỏe
Khám phá - trải nghiệm
Khám phá - Trải nghiệm
Văn hóa đồ uống
Văn hóa ẩm thực
Ẩm thực du lịch
Điểm đến yêu thích
Mới nhất
Khác biệt văn hóa uống cà phê của Hà Nội và Sài Gòn
Việt Nam 'vô địch' về uống bia và bài toán được - mất
Bia thủ công bùng nổ ở Việt Nam
Đọc Nhiều
Người nước ngoài hãi văn hóa bia rượu Việt Nam như thế nào?
Tìm hiểu về buffet trà sữa đang không ngừng "quyến rũ" giới trẻ Sài Gòn
10 loại bia được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam
Người Nga và văn hóa nhậu
Ngất ngây hương rượu cần – Món ngon Đà Lạt
Ăn thịt rắn, uống rượu rắn có thực sự tốt cho sức khỏe?
Văn hóa đồ uống
Cà phê Hà Nội
5/19/2015
1082 Lượt xem
Người Việt có thói quen uống chè và nước vối. Thế nhưng ngày nay, các quán nước chè vỉa hè một thời ở Hà Nội đang mất dần và thay vào đó là các quán cà phê. Cà phê do người Pháp mang đến Việt Nam nhưng người Hà Nội lại tiếp nhận nó theo cách của mình để tạo ra thứ văn hóa cà phê riêng.
Cùng với vũ khí và lòng tham khi xâm chiếm thuộc địa, lính Pháp còn mang theo cả cà phê trong cuộc tấn công Đà Nẵng năm 1858. Ngay sau khi chiếm được thành phố này, trong căng tin của đám thực dân đóng ở cảng đã bán cà phê. Điều đó cũng dễ hiểu vì cà phê đã nhuộm cả châu Âu, đặc biệt là Pháp, Anh và Hà Lan từ thế kỷ thứ XVII. Theo cố nhà văn, nhà Nam bộ học Sơn Nam, năm 1864, Sài Gòn xuất hiện 2 quán cà phê đầu tiên do người Pháp làm chủ là Lyonnais (trên đường Lý Tự Trọng ngày nay) và Café de Paris (nằm trên đường Đồng Khởi ngày nay).
Cà phê đến Hà Nội muộn hơn, tất nhiên là cũng theo chân đám lính Pháp ra tấn công thành Hà Nội lần thứ 2. Sau khi chiếm được Bắc thành năm 1882, năm 1883 ở phố Thợ Khảm (nay là phố Tràng Thi) xuất hiện quán cà phê đầu tiên. Báo Tương lai Bắc Kỳ số ngày 5-8-1885 viết “Từ 1884 đến 1885, số quán cà phê tăng lên rất nhiều, phố Thợ Khảm có các hiệu Café du Commerce, Café de Paris, Café Albin, Café de la Place, Café Block. Nhưng sớm nhất và nổi tiếng nhất là Café de Beira”. Nếu Café du Commerce dành riêng cho các thương gia thì Beira là nơi hội tụ của các sỹ quan. Chủ quán Beira là người có tuổi, trước khi nghỉ hưu bà này bán căng tin trong quân đội.
Cà phê được đưa từ Pháp sang và cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, uống cà phê cũng chỉ là người Pháp. Thời kỳ này các quan triều Nguyễn trên đất Bắc Kỳ, dù hằng ngày phải tiếp xúc với đám sỹ quan Pháp nhưng theo báo Tương lai Bắc Kỳ thì “họ vẫn còn xa lạ với thứ nước uống màu đen như nước cống và có vị đăng đắng”.
Trước đó, khi nhà Nguyễn dâng 6 tỉnh miền Đông cho thực dân Pháp, một số nhà tư bản bắt đầu đưa cây cà phê vào trồng trên vùng đất ba-zan ở Tây Nguyên vào năm 1870.
Năm 1887, cũng người Pháp đưa cây cà phê vào trồng ở In-đô-nê-xi-a. Như vậy, Việt Nam là nước uống cà phê cũng như trồng cây cà phê sớm nhất Đông Nam Á. Thế nhưng ai là người Hà Nội đầu tiên uống cà phê và quán cà phê đầu tiên ở Hà Nội do người Việt mở thì không thấy sách nào nói đến. Chỉ biết chắc chắn rằng, đầu thế kỷ XX, người Hà Nội mới làm quen và uống cà phê nhưng chủ yếu là giới trí thức.
Trên thế giới có 5 kiểu pha cà phê. Mỹ, Đức, Thụy Sỹ pha cà phê bằng cách cho nước sôi chảy qua túi lọc; I-ta-li-a thì cho nước bị ép dưới áp suất cao rồi mới chảy qua bột cà phê. Còn người Pháp nghĩ ra kiểu pha bằng phin, giống như hiện có ở các quán ngày nay từ năm 1822. Tuy cùng có xuất xứ từ Pháp, nhưng lại có sự khác nhau giữa cà phê Hà Nội và cà phê Sài Gòn. Thời Pháp cai trị, cà phê Sài Gòn chia ra làm hai loại: cà phê bình dân và cà phê cao cấp, trong khi Hà Nội chỉ có một loại.
Chủ các quán cà phê bình dân ở Sài Gòn phần lớn do người Hoa gốc Quảng Đông (ở Sài Gòn giữa thế kỷ XIX có hẳn một phố tên là Quảng Đông), song cà phê vẫn chỉ là thứ phụ lẫn trong các thứ ăn buổi sáng.
Người lao động sau khi ăn sáng xong làm một cốc cà phê pha sẵn rồi bắt đầu công việc, nên cà phê được pha trong tất hay trong vợt. Nghĩa là cà phê cho vào trong chiếc tất (miền Nam gọi là vớ), sau đó dội nước sôi qua chiếc tất này nhiều lần cho đến khi người pha cảm thấy được thì thôi. Có quán cho cà phê bột vào trong chiếc vợt rồi ngâm vào nước sôi. Hai cách pha này giúp cho quán đáp ứng cho lượng khách uống cấp tập vào buổi sáng. Cả hai kiểu vẫn còn được duy trì cho hiện nay. Trong khi đó, cà phê ở Hà Nội từ thời Tây đều pha bằng phin. Một số quán đông khách thì họ đặt thợ Hàng Thiếc làm các phin lớn bằng nhôm.
Nét đặc thù của cà phê Hà Nội là dân mê thứ nước màu nâu có vị đắng này đa phần là trí thức, những người buôn bán khá giả. Người lao động chủ yếu uống nước chè. Chè vừa là thức uống truyền thống lại vừa là thứ chữa bệnh theo quan niệm của Đông y nên họ không hứng thú với cà phê.
Từ cà phê, dân nhiều nước trên thế giới đã pha trộn thêm sô-cô-la, sữa, chút rượu, kem… tạo ra trên 100 loại sản phẩm đáp ứng khẩu vị của các vùng, miền khác nhau. Trong hơn 100 sản phẩm ấy thì Hà Nội góp một thứ thuộc loại độc đáo là cà phê trứng. Người sáng tạo ra cà phê trứng chính là cụ Giảng.
Cà phê đen cho vào cái cốc nhỏ, thêm một chút sữa, một chút đường và chỉ lấy lòng đỏ trứng gà (phải là trứng gà ta); sau đó đánh bằng đũa tre (đầu đũa có 6 nan làm thành hình quả trám), đánh cho đến khi nào bọt bông màu nâu lên đến miệng cốc tỏa mùi thơm lừng thì mới mang ra cho khách.
Uống cà phê trứng thật hấp dẫn vì có “tam vị, nhị mùi” (vị béo của sữa, vị ngọt của đường, vị đắng của cà phê và mùi thơm của trứng gà, mùi thơm của cà phê). Những năm 40 thế kỷ trước, cụ Giảng là nhân viên bar trong khách sạn Metropole Hà Nội chuyên pha cà phê.
Tuy nhiên, cụ lại pha theo kiểu Pháp, tức là cà phê pha rất loãng, đường và sữa tươi để ngoài. Ai thích uống ngọt vừa hay ngọt sắc hoặc sữa thì cho đường, sữa tùy ý. Nghỉ việc, cụ về nhà mở quán ở phố Cầu Gỗ và pha theo kiểu của riêng mình. Cụ tự mua cà phê nhân và rang rồi xay lấy. Cụ không xay cà phê quá mịn nên khi pha bằng phin, không bao giờ bị tắc.
Nguyễn Thịnh
Theo Hà Nội Mới
Video ẩm thực
Món ngon mỗi ngày
Ăn uống và sức khỏe
Khám phá - Trải nghiệm
Cùng chuyên mục
Cách pha cafe trên thế giới
Văn hóa thiền trà
Cái lý uống trà của người xưa cho đến nay
Cà Phê và tác dụng của nó nếu thưởng thức đúng cách
Coca Cola: Khi đồ uống trở thành bản sắc văn hóa
Cách chọn và dùng ấm pha trà
Uống Trà và Tịnh tâm
Sữa bò non
Thương hiệu ẩm thực tiêu biểu
093 405 1368
Nhập từ khóa tìm kiếm của bạn!
Đăng nhập tài khoản
Tên đăng nhập hoặc mật khẩu không chính xác
Tài khoản
Mật khẩu
Ghi nhớ mật khẩu
Hoặc đăng nhập bằng
Đăng nhập vào facebook
Đăng nhập vào gmail
Khôi phục mật khẩu
Vui lòng nhập Email hoặc tên tài khoản của bạn để chúng tôi gửi lại mật khẩu
Lấy lại mật khẩu
Vui lòng nhập địa chỉ thư điện tử của bạn để chúng tôi gửi lại mật khẩu.
×
Đăng ký tài khoản
Tên đăng nhập
*
Email
*
Số điện thoại
*
Địa chỉ
Mật khẩu
*
Nhập lại mật khẩu
Số đăng ký kinh doanh
Số CMND
Mã số thuế
Mã xác thực
Làm mới
Tôi đồng ý với các
điều khoản và quy định
của Amthuchomnay.com.vn
Hoặc đăng nhập bằng
Đăng nhập vào facebook
Đăng nhập vào gmail
×