Mẹo làm bếp

6 mẹo sử dụng nồi cơm điện hiệu quả

Một số mẹo hay và hữu dụng trong khi sử dụng nồi cơm điện để nồi cơm tơi xốp, hiệu quả sử dụng cao và tăng độ bền cho sản phẩm

 

1. Để cơm ngon hơn và chín đều cần:

- Vo gạo nhanh, tránh chà xát quá nhiều làm gạo mất nhiều chất dinh dưỡng.

- Không mở nắp nồi trong khi cơm đang sôi.

- Khi cơm chín, bạn xới cơm kỹ để hạt cơm tơi, xốp, không vón cục khi nguội.

2. Đối với nồi điện tử, để tránh hiện tượng phai màu cơm, cơm khô hay có mùi bạn nên:

- Dù có khả năng giữ ấm cơm, tuy nhiên, bạn không nên giữ ấm quá 12 giờ. Thời gian giữ ấm quá lâu vẫn có thể khiến cơm bị hư, không an toàn khi dùng.

- Không hấp cơm khi còn đang quá lạnh, hoặc có một lượng quá ít. Nhiệt độ của nồi không đủ để làm nóng đều phần cơm quá lạnh hoặc sẽ làm cháy nếu lượng cơm cho vào nồi quá ít.- Khi giữ ấm không để muỗng nhựa vào nồi cơm. Nhiệt độ của nồi tác động vào phần nhựa và làm nồi cơm của bạn bị hôi mùi nhựa.

3. Cách vệ sinh nồi cơm có phủ lớp POLY-FLON bạn cần:

POLY – FLON là lớp chống dính được phủ trong lòng nồi cơm điện. Khi vệ sinh lòng nồi này, bạn cần chú ý một số điểm để bảo vệ lớp chống dính này không bị bong tróc, hư hại:- Chỉ dùng muỗng nhựa (được bán theo bộ sản phẩm) để cạo, xới cơm. Bạn không nên dùng muỗng hay các vật dụng sắc nhọn để tránh trầy xước lớp POLY-FLON- Bạn không nên áp dụng các mẹo vệ sinh nồi cơm bằng giấm ăn hay chế biến các món ăn có giấm trong long nồi vì giấm có khả năng ăn mòn lớp chống dính của nồi.- Khi nấu, lớp POLY-FLON có thể thay đổi màu sắc là do hơi nước và hơi ấm đọng lại. Sử dụng bình thường vì điều này không gây hại

4. Cách tiết kiệm điện cho nồi cơm điện:

- Nên ngâm gạo một lúc trước khi nấu hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ, cơm sẽ nhanh chín và tiết kiệm điện hơn.

- Nên dùng nước nóng để nấu cơm. Cách này giúp giữ được tối đa chất dinh dưỡng của gạo và tiết kiệm điện.

- Với loại nồi nắp rời, bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch phủ lên nắp nồi. Nhờ vậy, nhiệt lượng từ nồi cơm được hạn chế tỏa ra ngoài và làm cơm nhanh chín hơn.

5. Sau khi vo gạo, trước khi đặt lòng nồi vào vỏ nồi cơm điện, bạn nên lau thật khô lòng nồi. Vì đây là bộ phận sẽ tiếp xúc với rơ-le điện, nên nó có thể gây ra chập điện nếu bị ướt. Sau khi đặt lòng nồi vào, bạn dùng tay nhẹ nhàng xoay lòng nồi từ trái qua phải để rờ-le tiếp xúc đều với lòng nồi giúp cơm được nấu chín đều và không bị sượng.

6. Bạn nên thay đôi thói quen để nồi cơm ở chế độ hâm liên tục trong một thời gian dài. Thói quen này làm giảm tuổi thọ của nam châm bên trong nồi cơm, khiến rơ – le hoạt động không ổn định, ảnh hưởng đến chất lượng của cơm sau khi nấu. Thay vào đó, bạn nên ước lượng một lượng cơm vừa phải để ăn hết trong bữa ăn. Sau khia nấu cơm xong, bạn rút dây điện, tránh để quên nồi ở chế độ hâm quá lâu.
Theo Dienmayxanh.com