Một “cuộc chiến” đang diễn ra trong cộng đồng các bà mẹ bỉm sữa những ngày vừa qua. Đứng đầu #teamScience là chị Uyên Bùi, tác giả quyển sách “Để con được ốm”, nhấn mạnh những giá trị dinh dưỡng của một ly nước ép. Trong khi đó, #teamArt do chị Minh Hà, bà mẹ bốn con và là vợ yêu của ca sỹ Lý Hải lại đưa ra một góc nhìn khác, đề cao những giá trị tinh thần mà một ly nước ép mang lại cho các thành viên trong gia đình.
Cuộc chiến thú vị này trong một thời gian ngắn đã thu hút sự tham gia của rất nhiều chị em phụ nữ khác. Mỗi người một quan điểm để lý giải cho chọn lựa của mình. Và điều thú vị nhất là đã có rất nhiều công thức nước ép trái cây được mọi người chia sẻ với nhau, để cùng tạo ra các món nước ép vừa giàu dinh dưỡng vừa ngon mắt ngon miệng cho những người thân yêu.
… đến hàng loạt công thức nước ép trái cây được ra đời.
Cam, cà rốt, cà chua, táo
Cắt đôi cà chua vàng, gọt vỏ, cắt miếng cam, táo và cà rốt. Cho lần lượt các nguyên liệu vào máy ép. Sau đó, vắt thêm cam, khuấy đều và cho thêm đá vào rồi thưởng thức. Có thể cho thêm một muỗng mật ong để dậy mùi thơm.
Xoài, dâu tây
Xoài cắt miếng và dâu tây rửa sạch, cho vào ngăn đông tủ lạnh cho đến khi cứng. Lắp trục làm kem vào máy ép. Cho xoài vào máy ép và cho thành phẩm vào ly. Tương tự, cho dâu tây vào và đặt thành phẩm lên trên phần xoài. Trang trí thêm xoài và dâu tây kèm vài nhánh lá bạc hà.
Bưởi, dứa (thơm), dưa hấu
Tách bưởi ra thành từng múi. Cắt vỏ dứa và dưa hấu. Cho lần lượt từng nguyên liệu vào máy ép. Sau đó trang trí ly nước ép thật bắt mắt bằng các lát táo, cam, dưa hấu được tỉa đẹp gắn lên miệng ly.
Cần tây, táo, cà rốt và chanh
Sơ chế 40 gr cần tây, 1 quả táo, 1 củ cà rốt, ¼ quả chanh. Bỏ tất cả nguyên liệu đã được sơ chế vào máy ép lấy nước. Cuối cùng cho ra cốc thêm chanh để uống.
Dâu, sữa chua
Sữa chua đánh đều và cho vào từng ô của khay đá. Hoa quả cắt miếng nhỏ vừa phải (dâu tây mình cắt đôi, các hoa quả khác thì miếng khoảng 2-3cm) và để vào các ô của khay đá. Bỏ 2 nguyên liệu (đã chia vào khay đá) vào tủ đông khoảng 4-5h. Lấy nguyên liệu đã đông đá ra, lắp trục làm kem vào máy ép và ép bình thường. Thành phẩm có thể ăn luôn được, nhưng nếu muốn tạo hình viên kem tròn tròn cho đẹp thì dùng thìa hoặc phới để nèn lại chỗ kem vừa ép ra cho thành 1 khối, rồi dùng dụng cụ múc kem, múc thành từng viên tròn cho vào bát.
Táo xanh, lê, dưa leo, bông cải xanh
Sơ chế táo, lê, dưa leo, đầu bông cải xanh. Cho các nguyên liệu vào ép lấy nước, thêm lá bạc hà vào sau để trang trí.
Táo, lê, ổi, dưa hoàng kim, xoài, thơm, cà rốt, dưa hấu, và củ dền
Sơ chế táo, lê, ổi, dưa hoàng kim, xoài, thơm, cà rốt, dưa hấu, củ dền và lần lượt cho vào máy ép. Thêm đá và thưởng thức, có thể để riêng từng loại để uống hoặc mix với các loại hoa quả khác cũng siêu ngon.
Hạt điều
Chọn hạt điều loại ngon, ngâm với một ít muối. Cho vào máy ép lấy nước thành sữa hạt điều. Cho thành phẩm vào ngăn mát để uống ngon hơn.
Dứa, xoài, cà rốt
Dứa, xoài, cà rốt sau khi sơ chế cho vào máy ép lấy nước. Đổ hỗn hợp ra ly và trang trí bằng xoài cắt miếng, lá bạc hà và hạnh nhân lát. Có thể dùng xoài tươi làm thành viên kem xoài mát lịm và để lên trên ly nước.
Chanh, ổi
Ổi cắt miếng vừa, ép bằng máy. Chanh vắt lấy nước cốt. Thêm một muỗng mật ong và thưởng thức.
Sữa chua, chuối, việt quất
Chuối cắt miếng, đông lạnh. Việt quất trộn cùng sữa chua. Lắp phụ kiện làm kem vào máy ép. Cho chuối đã đông lạnh vào máy ép, sau đó thực hiện tương tự với việt quất và sữa chua. Đem thành phẩm để đông hơi cứng rồi cho ra ly.
Điểm chung của tất cả các công thức từ trái cây, rau củ và các loại hạt này dù đơn giản hay phức tạp chính là chiếc máy ép chậm MJ-L500 của Panasonic. Đây được xem là “nguyên liệu bí mật” và cũng là người bạn đồng hành trong quá trình tạo ra những ly nước ép thơm ngon, bổ dưỡng nhưng không kém phần đẹp mắt cho cả nhà. Nhiều chị em nội trợ khi nghe đến cụm từ “máy ép chậm” thì cảm thấy e dè, sợ rằng máy không được nhanh, mạnh và không vắt được kiệt nước như máy ép thông thường. Đây thực sự là một hiểu lầm rất đáng tiếc. Sự thật là việc quay nhanh của các loại máy ép thông thường sẽ khiến sinh ra một lượng nhiệt lớn, vô tình làm mất đi một số lượng vitamin và dưỡng chất vốn có. Trái lại, chiếc máy ép chậm lại giúp giữ được tối đa nguồn dưỡng chất quý giá.
Minh Hà chia sẻ lý do cô chọn chiếc máy ép chậm MJ-L500 của Panasonic này là vì: “Lúc trước, những ly nước ép Hà làm vừa xong lại bị tách nước thành 2 lớp nhìn mất ngon. Sau Hà tìm hiểu và chuyển sang dùng máy ép chậm Panasonic thì không bị vậy nữa, nước ép ra màu nhìn rất đậm đà, nhìn đẹp mắt vô cùng, lại còn nhiều nước hơn nữa!”.
Còn với Uyên Bùi, Panasonic chiếm trọn cảm tình của bà mẹ kỹ tính này là vì: "Máy rất dễ dùng, chỉ cần cho trái cây đã gọt vỏ cắt nhỏ vào rồi để máy tự ép thôi. Gọi là chậm nhưng là tốc độ vòng quay chậm chứ không hề mất thời gian lâu hơn so với máy ép nhanh. Cũng nhờ ưu thế quay chậm (45 vòng/phút) nên không sinh nhiệt, không phá huỷ vitamin và các chất dinh dưỡng dễ bị phân huỷ khác, vắt kiệt được dinh dưỡng ra khỏi bã và lượng chất xơ được giữ được khá nhiều.”
Rất nhiều chị em phụ nữ đã chọn được team và những món nước ép phù hợp với gia đình mình. Còn bạn, bạn thuộc #teamArt hay #teamScience?