An toàn thực phẩm

Mua sắm: Cẩn thận với trái cây ngon mắt

Một nghịch lý là cho dù thời tiết khắc nghiệt, khó chịu thế nào thi cứ đến Tết là các sạp đều có trái tươi, trái “mọng” để trưng bày.

Mới đang là cuối tháng 11 âm lịch vậy mà các địa phương, những nhà vườn đã rục rịch “bảo quản” trái cây để bán nhân dịp Tết Nguyên đán. Bởi trái cây phải tươi, ngon mới bán được hàng, cho dù có đắt một tý nhưng “căng”, “to” “đẫy đà” là đắt khách. 

Khi người Việt tẩy chay hàng Trung Quốc

Bây giờ, cứ cái gì có gắn mác “Tàu” vào là người dân mình e dè, ngại ngùng. Thực phẩm, đồ gia dụng cái gì Trung Quốc cũng có thể làm giả: thịt lợn siêu nạc, chân gà “ôi”, thịt bò khô “lởm”… nên bây giờ cứ nội địa hóa cho “lành”.

Rau sạch, thịt sạch, trái cây sạch dường như đã trở thành xu hướng, chỉ cần cái gì có chữ “sạch” vào là coi nhưng đã mang trong mình tấm vé thông hành, người dân dần đặt niềm tin vào chữ “sạch” và sẵn sàng rút hầu bao mua những thực phẩm, trái cây giá trên trời.

Bình thường một cân hồng giòn dao động từ 15 đến 20 nghìn/kg. Bảo quản chúng là một vần đề không nhỏ, vì khoảng 15 ngày là trái bắt đầu chín và chỉ cần quá mấy hôm là sẽ “hỏng”. Nhưng nhờ có “thần dược” thì trái hồng có thể kéo dài tuổi thọ lên đến hơn 1 tháng, lúc nào trông cũng đẹp mã, điều này xung xảy ra tương tự với các loại trái cây khác như táo, cam,… Và bấy giờ thì gắn mác hàng Việt, thậm chí Mỹ, Đức…là điều quá đơn giản. Sau đó, giá thành một cân hồng giòn ở trên sẽ leo thang lên nữa.

Không những vậy, các chủ sạp còn đua nhau mua hàng héo, hàng hỏng rồi về hòa nước với thứ bột “thần kì”, tưới lên hoặc tiêm thẳng vào là trái cây, thêm chút công nghệ keo 502 là có trái còn nguyên cuống ngon lành, giá tiền có thể đội lên đến 30 thậm chí 35nghìn/kg.



Đắt, đẹp không đồng nghĩa với chất lượng tốt

Các bà nội trợ hãy cẩn thận với những thực phẩm được "làm đẹp" quá liều. Thực tế cho thấy số lượng hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam có giảm nhưng không đáng kể. Trong đó bao gồm cả trái cây, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nhưng dù ở đâu thì dưới bàn tay của các nhà vườn, chủ sạp cũng có biện pháp “xử lý” được hết.

Các hóa chất được bơm, tiêm vào trái cây cũng không khó tìm. Lượn qua một vòng các chợ đầu mối lớn như chợ Kim Biên, đủ thấy hóa chất này có clo, preoxit không mùi, không màu, không vị, nhưng vô cùng đọc hại. Trên thị trường “chất bảo quản”, một chai sorbitol dạng nước có giá khoảng 12 nghìn/kg, và phát hiện gần đấy nhất là chất carbendazim.

Nhà vườn thì tìm cách ép chin, ép to, đúng thời vụ. Chủ sạp thì “hồi xuân” bảo quản. Trái cây được tiêm thuốc hết lần này đên lần khác. Việc nuôi trồng và bảo quản trái chín đã thành một hệ thống. Cuối cùng thì thiệt thòi vẫn thuộc về người dân, mất tiền đã đành, nhưng hậu quả để lại thì chưa chắc đã nhỏ. 

Chị C (nội trợ) hóm hỉnh: “Bây giờ động vào cái gì mà chả chết. Cứ thế này mai mốt có khi 5 năm cũng chẳng sang cát được ấy chứ. Thôi cứ xấu tự nhiên còn hơn đẹp nhân tạo em à”

Chính vì vậy, khi chọn hoa quả cần phải chú ý đến nguồn gốc, xuất chứ, nên chọn những trái cây được đóng gói cẩn thận, có tên công ty, hãng chế biến. Tránh mua hoa quả trái mùa mà không rõ phương thức bảo quản. Nên kiểm tra kỹ cuống và lá xem có dấu hiệu dán keo không, cảnh giác với những trái nhìn quá bóng bẩy, tươi tắn.
Theo Afamily.vn