Dưa hành, dưa muối là một trong những món ăn tốt cho tiêu hóa và sức khỏe. Khi dưa muối nổi lớp váng không nên ăn vì đã bị nhiễm vi sinh vật gây hại cho sức khỏe.
Hai lợi ích khi ăn dưa hành, dưa muối
Dưa hành, dưa muối là một trong những món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt. Không chỉ là món ăn truyền thống dưa muối còn là thực phẩm giúp giải ngán, tốt cho tiêu hóa trong những ngày Tết.
Theo TS. Đặng Thị Thanh Quyên, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học và Vệ sinh an toàn thực phẩm, Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp dưa muối, hành muối là thực phẩm tốt có sức khỏe cung cấp lượng muối vừa phải cho cơ thể, không quá mặn như cá muối, thịt muối.
Lý giải thêm về việc ăn dưa muối sẽ tốt cho hệ tiêu hóa TS. Quyên cho hay, quá trình lên men của thực phẩm sản sinh ra loạn men latic rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Đặc biệt, vào những dịp lễ, Tết nếu chúng ta thường ăn nhiều thịt, cá đều là những thực phẩm có hàm lượng protein cao. Nếu như protein không được tiêu hóa hết sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Ăn hành sẽ giúp giảm được hiện tượng đầy bụng, khó tiêu trên.
TS. Quyên khuyến cáo, dưa hành tốt cho sức nhưng ăn không đúng có thể không tốt cho sức khỏe.
Đối với tất cả các loại dưa trong đó có dưa hành khi muối thì cần phải đợi chín (chua) mới nên ăn. Tuyệt đối, không ăn dưa sống thì có thể còn chứa các chất gây bất lợi cho sức khỏe.
"Khi ăn dưa muối, hành muối nếu thấy có váng trắng, vàng thì không nên ăn. Do quá trình lên men ngoài vi khuẩn latic (vi khuẩn có lợi) dưa có thể đã bị nhiễm vi khuẩn có hại gây ra hiện tượng khú, nổi váng", TS. Quyên nói.
Để hành muối được ngon khi tự làm tại nhà cần phải đảm bảo được nguồn nguyên liệu phải an toàn, dụng cụ, nguyên liệu, tay sạch sẽ và khi làm sức khỏe tốt. Nước muối dưa phải là nước đun sôi để muội. Tuyệt đối không dùng nước nóng để muối dưa sẽ làm chết vi sinh vật.
Ai không nên ăn dưa muối
Cũng theo TS Quyên dưa hành là thực phẩm ăn rất tốt trong những ngày Tết, tuy nhiên cũng không nên lạm dụng vì có thể gây tác hại khôn lường. Bời vì quá trình muối hành hàm lượng nitrit trong hành cao tác dụng với thành phần đạm protein ở trong thịt, cá có thể gây ra hàm lượng nitrit cao trong cơ thể.
Đối với những ngày mắc bệnh tim mạch hoặc bệnh viêm dạ dày, ung thư dạ dày không nên ăn hành muối.
Trong hành có một lượng muối nhất định sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng chuyển hóa của cơ thể. Bình thường trong cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể cũng có muối nhưng nồng độ quá cao sẽ gây hiện tượng ức chế.
Người bị bệnh tim ăn nhiều hành muối gây hiện tượng không lưu thông máu trong cơ thể, tăng huyết áp. Người có bệnh lý về thận, người bị suy thận không nên dùng những sản phẩm có nồng độ muối cao, vì gây hiện tượng tích nước.
Theo quy định lượng muối trong cơ thể trong một ngày chỉ khoảng 1g. Lượng muối này sẽ còn phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, nam giới khác, phụ nữ khác, trẻ em khác, người già khác…
Một số khuyến cáo lượng muối cho phép có thể nằm trong ngưỡng 4-6g. Nhưng khuyến cáo hạn chế ăn muối và đường ở mức tối thiểu nhất để hạn chế bệnh tim mạch, huyết áp, nhồi máu…