Gelatin được chiết xuất từ collagen – vốn tồn tại trong xương và da động vật (ví dụ da lợn). Người ta tiến hành xử lý các da động vật rất kỹ từ khâu làm sạch nguyên liệu cho đến khâu chế biến để tạo thành gelatin dùng được trong ngành thực phẩm.
Có thể nói gelatin là một loại protein không mùi (đối với người nhạy cảm sẽ ngửi được mùi hơi hôi một chút), không vị, nhưng sẽ có loại trong suốt và có loại cómàu hơi vàng.
Gelatin và bột rau cau đều có khả năng làm kết dính thực phẩm, hay giúp thực phẩm bị đông lại nên nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa hai loại này. Tuy nhiên, chúng vẫn có điểm khác biệt như sau:
Nhắc đến gelatin, nhiều người nghĩ ngay đến việc sử dụng gelatin là để làm ra thạch rau câu và kẹo dẻo, ít ai nghĩ đến việc sử dụng gelatin trong làm bánh. Thế nhưng, việc dùng gelatin để làm ra những chiếc bánh mouse, bánh pudding,… khá phổ biến.
Người ta dùng gelatin khi làm bánh bởi vì nó có tác dụng nhũ hóa, làm kết dínhcác nguyên liệu khác để giúp ổn định cấu trúc thực phẩm được tốt hơn. Ngoài ra, gelatin còn có tác dụng làm cho bánh mềm hơn.
Bột gelatin:
Lá gelatin:
Gelatin là nguyên liệu thực phẩm và được sử dụng khá phổ biến hiện nay để làm cho món ăn được ngon hơn về mặt hình thức lẫn khẩu vị. Thế nhưng, sử dụng gelatin có thực sự tốt cho sức khỏe?
Như đã chia sẻ về công dụng của gelatin trong những phần trên, thì gelatin còn có tác dụng tốt đối với người ăn như:
Bên cạnh lợi ích của gelatin, thì nó còn có tác dụng phụ như:
Ngoài ra, vì gelatin chiết xuất từ da và xương động vật nên sẽ có mùi hơi khó chịu (đối với những ai nhạy cảm), đặc biệt là việc đảm bảo vệ sinh – vì không ai xác nhận được quy trình sơ chế và chế biến gelatin có hoàn toàn sạch hay không.
Thấu hiểu được lợi ích của việc dùng gelatin, bác sĩ cũng đã khuyến cáo với một số đối tượng cần được cân nhắc khi dùng gelatin. Đó là những người bị suy tim nặng, suy gan, suy thận và những người mắc các bệnh rối loạn về chảy máu. Tất nhiên, bao gồm luôn cả những ai bị dị ứng với gelatin.