Theo quan niệm Đông y, trà gừng có tác dụng hoạt huyết, loại bỏ lạnh, giúp dạ dày ấm lên. Có rất nhiều người khi bị cảm lạnh thường cảm thấy rất lạnh, họ sẽ uống chút trà gừng để loại bỏ lạnh và giúp cơ thể trở nên ấm hơn.
Nhưng thực tế, trà gừng không phù hợp với tất cả mọi người, trong đó, có 4 nhóm người sau đây, nếu uống trà gừng, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì sao cảm lạnh nên uống trà gừng?
Gừng là một gia vị tính cay nóng được hầu hết mọi người biết đến. Gia vị nổi tiếng này chứa chất kích thích sẽ làm cho dạ dày được tác động ở mức độ nhất định, làm cho mạch máu giãn nở, giúp tăng nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, vì thế nó có tác dụng đặc biệt trong việc làm ấm cơ thể từ trong ra ngoài.
Các nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện ra rằng, gừng là loại thảo dược có tác dụng chống oxy hóa tuyệt vời, ngăn ngừa bệnh tim mạch, có hiệu quả tốt trong việc chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, theo quan niệm của Đông y truyền thống, gừng cũng giống như tiêu, tỏi, là một thành phần thực phẩm thuộc tính cay và nóng, khuyến cáo không được ăn quá mức, nếu không sẽ rất dễ dàng sinh ra bốc hoả. Vì vậy, chúng nên được tiêu thụ một lượng phù hợp dựa trên thể chất thực tế của mỗi người.
4 nhóm người không nên uống trà gừng
Người bị cảm do phong nhiệt
Các chuyên gia Đông y cho rằng, không phải tất cả các trường hợp cảm lạnh đều là do lạnh, một số chứng cảm lạnh lại bắt nguồn từ yếu tố phong nhiệt, tức là vừa có triệu chứng sốt, viêm họng lại vừa có ho, đờm nhiều. Trong trường hợp này, nếu uống thêm gừng có thể khiến cho bệnh trở nên nặng hơn.
Bởi vì gừng quá nóng sẽ sinh nhiệt cao lên, rất dễ khiến cho niêm mạc mũi và cổ họng xung huyết, sưng tấy lên, không có tác dụng tiêu viêm khi sử dụng gừng.
Người dễ bị táo bón, khô miệng hoặc có thể chất khô nóng cũng không thích hợp để sử dụng trà gừng.
Nhóm phụ nữ có thể chất khô nhiệt khi đến kỳ kinh nguyệt, sau khi tắm hoặc bị nhiệt miệng, lở loét miệng.
Nhóm người bị đau dạ dày đường ruột cũng cần đặc biệt tránh uống trà gừng. Trong trường hợp này nếu uống thêm gừng có thể làm cho lượng máu gia tăng, ảnh hưởng đến vết thương hoặc có thể dẫn đến khó chịu ở đường tiêu hoá.
Cách làm một cốc trà gừng cho người cảm lạnh
Đối với những người có thể chất không đặc biệt rõ ràng thiên về khuynh hướng nào, hoặc người có thể chất dễ thiên về tính lạnh, chân tay hay bị lạnh, có thể uống trà gừng trước khi ngủ khoảng 1-2 giờ, cách này có thể làm cho cơ thể trở nên ấm áp, có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn.
Sau đây là cách pha trà gừng chanh mật ong với mục đích ngăn ngừa và giảm bớt sự khó chịu của bệnh cúm giai đoạn đầu dành cho những người có thể chất bình thường (không đặc biệt) hoặc người có thể chất hàn lạnh.
Nguyên liệu:
Nước 500 ml, gừng thái lát 1 phần nhỏ, nước cốt của 1 quả chanh, một lượng mật ong vừa uống, một vài lát chanh tươi.
Cách làm:
1, Cho nước và gừng vào nồi, nấu sôi lên, sau đó đun nhỏ lửa trong 10 phút.
2, Cho nước cốt chanh và mật ong vào cốc
3, Chờ cho đến khi nước gừng nguội đến khoảng 40 độ C thì cho vào cốc mật ong chanh khuấy đều, sau đó thêm các lát chanh vào cốc là có thể sử dụng.