Dinh dưỡng phòng bệnh

14 thực phẩm giàu sắt cho bé ăn dặm tăng miễn dịch ngừa thiếu máu

Sắt là một hợp chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về thể chất và trí tuệ ở trẻ. Vì thế bạn nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt cho bé dưới đây mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu và giúp con khỏe mạnh hơn nhé.

1. Thực phẩm giàu sắt cho bé từ rau củ màu đỏ
Trong giai đoạn ăn dặm, ngoài sữa tươi ra các mẹ cần bổ sung thêm các loại rau ăn củ đảm bảo an toàn, tươi ngon có màu đỏ tươi trong các bữa ăn của bé. Việc này vừa tốt cho hệ tiêu hóa lại cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết như sắt, kali, canxi… hỗ trợ cho nhu cầu phát triển của con sau này.



Các loại rau củ màu đỏ giúp tăng cường oxy và bổ sung chất sắt cho trẻ (Nguồn: songkhoeviet.com)

2. Thực phẩm chứa nhiều sắt cho bé từ sữa tách béo và sữa chua
Với 16ml sữa chua đóng hộp tiện sử dụng và bảo quản trẻ sẽ được cung cấp khoảng 800mg canxi, nhờ đó không chỉ tác động tốt đến hệ tiêu hóa, là cách ngăn ngừa táo bón hiệu quả ở trẻ, mà còn tiêu diệt một số vi khuẩn gây hại trong đường ruột. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với vị ngọt tự nhiên của các loại trái cây tươi như chuối, táo xay nhuyễn để kích thích vị giác của trẻ nhé.



Sữa chua và sữa tươi tách béo chính là chìa khóa giúp tăng sức đề kháng và chiều cao hiệu quả ở trẻ em (Nguồn: nhipsongphunu.com)

3. Yến mạch
Theo các nghiên cứu, bản thân yến mạch chứa rất nhiều chất sắt, kẽm, calcium, vitamin B và folic acid giúp bé dễ tiêu hóa, thông minh hơn đồng thời cung cấp không ít hàm lượng dinh dưỡng cho trẻ. Với loại thực phẩm giàu sắt cho bé này, bạn có thể thoải mái chế biến cùng thịt gà, cà rốt, khoai tây…, thậm chí xay nhuyễn hỗn hợp yến mạch và sữa óc chó thành phần hạt óc chó nguyên chất để tạo nên món cháo có nguồn dinh dưỡng phong phú và kích thích phát triển chiều cao cho trẻ.

4. Chuối
Trung bình một quả chuối cung cấp 400mg Kali. Chúng đóng vai trò là cầu nối để vận chuyển các chất dinh dưỡng khác đi vào cơ thể dễ dàng, làm dịu dạ dày cũng như chống lại căn bệnh tiêu chảy thường thấy ở trẻ. Hơn nữa, chuối chứa khá nhiều calo, khi kết hợp với sữa tươi thành phần dinh dưỡng rồi xay nhuyễn, sẽ tạo thành món ăn dặm lý tưởng và đầy đủ chất từ chuối cho trẻ.


5. Cá hồi, cá thu và cá có omega-3
Việc lựa chọn thực phẩm giàu sắt cho bé đóng vai trò rất lớn trong quá trình phát triển của trẻ. Một trong số đó phải kể đến cá hồi và cá thu. Chúng luôn được các bậc phụ huynh tin tưởng và sử dụng trong các bữa ăn chính của trẻ.

Với hàm lượng DHA, omega-3, axit amin, protein, EPA… bé yêu nhà bạn sẽ được tăng cường khả năng tập trung, cải thiện sức khỏe đôi mắt, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cũng như sở hữu làn da mịn màng và mái tóc óng ả đến không ngờ. Tuy nhiên bạn chỉ nên cho con ăn một tuần 2 -3 lần để đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại chất béo có lợi và vitamin thiết yếu.



Hỗ trợ bé phát triển toàn diện với những món ăn từ cá hồi, cá thu (Nguồn: benhvaynenasung.com)

6. Các loại hạt, đậu
Trong giai đoạn phát triển, cơ thể của bé còn khá yếu, vì thế bạn nên chú ý bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt cho bé chẳng hạn như hạt sấy khô dinh dưỡng và các loại đậu để đảm bảo cho sự phát triển hoàn hảo của cơ, xương và trí tuệ ở trẻ.

Gợi ý đến bạn một công thức ăn dặm dễ làm dưới đây:

Bí đỏ hầm đậu lăng: Cắt bí đỏ thành những khối vuông nhỏ, rồi xào xơ bằng dầu mè. Đổ nước vào nồi và bắt đầu đun, khi nước sôi cho thêm 10g đậu lăng đã rửa sạch vào và hầm đến khi bí đỏ mềm nhũn thì tắt bếp. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung thêm thịt tươi chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như thịt gà, thịt bò… tùy theo sở thích của con để kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ hơn nhé.


7. Tỏi và thảo mộc

Tỏi là một dạng gia vị phổ biến có tác dụng chữa các bệnh thường gặp ở trẻ em như rối loạn tiêu hóa, cảm lạnh, nhiễm trùng, côn trùng cắn… Mỗi ngày, bạn chỉ cần thêm vào khẩu phần ăn của bé một lượng nước ép tỏi nhỏ để loại trừ các nhóm vi khuẩn gây hại cho đường ruột cũng như thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Thảo mộc cũng thường được dùng làm gia vị cho các món ăn thêm hương vị. Trong thành phần của nó cũng chứa hàm lượng sắt cung cấp tốt cho cơ thể mà bạn nên kết hợp thêm nếm vào trong các món ăn cho bé nhà mình nhé!



Tỏi - loại gia vị tốt cho sức khỏe và có khả năng chữa bệnh ở trẻ em ( Nguồn: hellobacsi.com)

8. Socola đen

Socola đen là một thực phẩm tuyệt vời giúp giảm căng thẳng và kích thích tâm trạng tốt hơn. Vì thế bạn nên cho trẻ nhâm nhi từng chút một mỗi ngày, vừa có lợi cho sức khỏe lại có tác dụng tăng cường trí nhớ, giúp trẻ thông minh và nhạy bén hơn. Tuy nhiên socola đen nguyên chất thường chứa ít đường hơn chocolate sữa nên vị đắng của nó khá cao, nhiều trẻ em sẽ không thích, để giải quyết vấn đề này mẹ có thể pha chung với bột cacao và sữa đặc, tạo thành thức uống thơm ngon và hấp dẫn bé hơn.

9. Dầu Oliu - thực phẩm giàu sắt cho trẻ ăn dặm
Dầu ô liu nguyên chất, được đóng chai tiện dụng hiện nay không nên thiếu trong gian bếp gia đình bạn nhé! Bởi lẽ trong dầu ô liu có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể, bổ sung sắt giúp tránh thiếu máu rất tốt. Vì lẽ đó, khi nấu ăn cho con, các mẹ nên thêm một chút dầu ô liu vừa giúp món ăn thơm ngon hơn lại cung cấp lượng sắt cần thiết giúp trẻ ăn ngon và phát triển tốt hơn.

10. Lựu
Trong lựu chứa nhiều folate, chất xơ, kali, vitamin B, C và E có khả năng làm giảm nguy cơ viêm nhiễm, chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn, không những thế chúng còn hỗ trợ tẩy giun ký sinh trong dạ dày và thành ruột của trẻ một cách hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc. Bạn chỉ cần tách hạt ra và đưa vào máy ép là xong thức uống có lợi cho sức khỏe của bé rồi. Nhất là trong thời kỳ mọc răng bạn nên để bé uống nhiều hơn bình thường để xoa dịu các cơn đau răng dai dẳng nhé.



Một quả lựu mỗi ngày sẽ mang đến lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể bé ( Nguồn: kenh14.vn)

11. Anh đào

Từ 8 tháng tuổi trở lên, hệ tiêu hóa của bé đã không còn non nớt như trước đây, khi đó mẹ có thể bổ sung thêm các món ăn có vị anh đào. Nhờ giàu các thành phần kali, phốt pho, canxi, folate, vitamin A, vitamin C... mà khi ăn món ăn có chứa anh đào sẽ giúp thể trạng và trí tuệ của bé được nuôi dưỡng và phát huy tối đa. Cách chế biến anh đào thành những món ngon cũng không quá khó, bạn hãy tham khảo nhé:

Sinh tố anh đào: Rửa sạch anh đào, tách hạt. Cho anh đào vào nồi nước vừa đủ và đun đến khi chúng mềm, sau đó đợi nguội và dùng thìa dầm nhuyễn ra.

Hỗn hợp anh đào và chuối: Cho anh đào, chuối và một ít sữa chua vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn và cho bé thưởng thức thôi.

12. Quả hạch
Quả hạch là loại thực phẩm bổ sung sắt cho bé, được các chuyên gia đánh giá khá tốt vì chứa các thành phần dinh dưỡng như protein, vitamin và khoáng chất, bao gồm folate, vitamin E, chất xơ, kali và magie. Mỗi ngày bạn nên cho trẻ tiêu thụ vài hạt, trộn chung với các loại ngũ cốc dinh dưỡng khác, nhưng cần xay nhuyễn để tránh làm bé nghẹn nhé.



Quả hạch Brazil (Nguồn: trueforage.com)

13. Thịt gia cầm

Thông thường, 100 gram thịt gia cầm tươi sạch sẽ cung cấp khoảng 67% lượng protein, 182mg phốt pho và 15mg canxi cho cơ thể. Do đó hỗ trợ xương chắc khỏe, hồng cầu phát triển ổn định cũng như có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Đặc biệt, khi chọn mua thịt gà ngon, nguồn gốc rõ ràng về nấu cho bé, bạn nên mua phần ức để hạn chế lượng chất béo tiết ra trong quá trình nấu. Dưới đây là một số thực đơn từ thịt gia cầm các mẹ có thể tham khảo:

Cháo gà khoai lang: Cắt khoai lang thành từng miếng nhỏ rồi mang đi hấp khoảng 10 phút, cuối cùng xay nhuyễn chúng với thịt gà rồi cho trẻ ăn khi còn nóng nhé.

Khoai tây bí đỏ thịt gà: Đầu tiên bạn hấp cách thủy khoai tây và bí đỏ, sau đó cho vào máy xay xay cùng thịt gà. Đây là món ăn dành cho các bé đang nằm trong độ tuổi ăn dặm mà nhiều mẹ thường lựa chọn vì cách làm nhanh mà đơn giản.

14. Trứng gia cầm
Theo các chuyên gia, trứng gia cầm nuôi sạch, được kiểm chứng an toàn là một loại thực phẩm chứa rất nhiều đạm cùng hàm lượng vitamin cần thiết cho cơ thể đang phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, nhờ hai hoạt chất chống oxy hóa là lutein và zeaxanthin mà đôi mắt của bé được bảo vệ khỏi những tổn thương khi tiếp xúc với môi trường tia cực tím, từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh đục thủy tinh thể trong tương lai.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng trứng vì trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu ăn quá nhiều. Tốt nhất bạn nên cho trẻ ăn từ 3 đến 4 quả một tuần để đạt hiệu quả cao trong việc hấp thu dưỡng chất. Hơn nữa, cần đảm bảo trứng đã được luộc chín hoàn toàn để loại bỏ hết vi khuẩn nhé. Các món ăn có thể biến tấu cho trẻ:

Trứng khuấy: Hòa 1 quả trứng với nửa chén sữa tươi. Đun nóng chảo dầu ăn, rồi cho hỗn hợp trên vào khuấy đều, nêm ít muối và cho phô mai bằm vào món ăn. Sau đó đợi vài phút để trứng sệt lại và múc ra bát cho bé thưởng thức.

Cơm trứng dầm bơ hữu cơ: Trộn đều hỗn hợp gồm nửa chén cơm đã chín, một lòng đỏ trứng đã luộc, chút bơ hữu cơ và muối với nhau, sau đó nghiền nát và cho bé ăn nhé.



Trứng gia cầm giàu sắt giúp tăng cường trí nhớ ở trẻ (Nguồn: queminhngaymoi.vn)

Theo blog.adayroi.com