Cẩm nang vào bếp

Sử dụng dầu ăn và mỡ động vật như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Sử dụng kết hợp dầu và mỡ mang lại sự cân bằng về dinh dưỡng

Ngày nay với nhiều bài viết về tác dụng không tốt của mỡ động vật với cân nặng, bệnh tim mạch cùng với đó là những thông tin về lợi ích của dầu thực vật, nhiều gia đình đã chuyển sang sử dụng hoàn toàn dầu thực vật để chế biến các món ăn hàng ngày. 
 

Dầu thực vật (dầu ăn)

Dầu thực vật (Nguồn ảnh: internet)

Dầu ăn được tinh luyện từ các loại hạt như đậu nành, hướng dương, hạt cải… chứa nhiều a-xít béo không bão hòa (trừ dầu cọ, dầu dừa, dầu ca cao), giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, có khả năng gây ra nhiều vấn đề cho tim mạch như xơ vữa động mạch, cao huyết áp… Trong khi đó mỡ động vật chứa cholesterol (ngoại trừ mỡ cá thu, cá trích, cá hồi…), sử dụng nhiều và thường xuyên sẽ có tác động xấu đến sức khỏe.

Tuy nhiên việc chỉ sử dụng dầu thực vật theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng không thực sự tốt như mọi người vẫn tưởng. Dầu thực vật ngày nay chứa nhiều Omega 6, chất béo chuyển hóa (trans fat). Do đó, việc sử dụng nhiều dầu thực vật dẫn đến thừa Omega 6 làm tăng nguy cơ bị trầm cảm, ung thư, các triệu trứng viêm. Sử dụng kết hợp cả hai loại dầu thực vật và mỡ động vật mang lại sự cân đối trong khẩu phần ăn hàng ngày, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe.
 

Mỡ lợn

Mỡ lợn (Nguồn ảnh: internet)

Cách kết hợp sử dụng dầu ăn và mỡ động vật

Thanh thiếu niên và người trưởng thành có sức khỏe bình thường thuộc đối tượng đang ở độ tuổi phát triển và phải lao động nhiều về trí tuệ và thể lực nên sử dụng tỷ lệ dầu mỡ là 2/1 hoặc 3/1. Người trung tuổi và cao tuổi nên hạn chế tối đa sử dụng mỡ động vật giúp hạn chế một số bệnh của tuổi già. Đặc biệt cần lưu ý, những người bị mắc một số bệnh như béo phì, máu nhiễm mỡ, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường… tuyệt đối không sử dụng mỡ động vật, dùng dầu thực vật với mức độ ít, ăn các loại cá có lợi cho sức khỏe cùng nhiều rau xanh và hoa quả tươi.

Theo blog.adayroi.com