Cẩm nang vào bếp

25 thực phẩm bổ sung lợi khuẩn vừa ăn ngon lại tốt cho hệ tiêu hóa

1. Sữa chua

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết sữa chua là một loại thực phẩm giàu probiotic có thể làm sạch ruột, giải quyết các vấn đề táo bón, tiêu chảy ở trẻ em, thậm chí là người lớn. Hơn nữa vì chứa nhiều lợi khuẩn tốt nên sữa chua giúp làm dịu hệ tiêu hóa cũng như loại bỏ các độc tố gây hại trong đường ruột. Mỗi ngày bạn chỉ cần thưởng thức 1 hoặc 2 hũ sữa chua bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe là đủ để nhận được những lợi ích mà chúng mang lại rồi.

2. Súp miso

“Ăn gì để bổ sung lợi khuẩn?” Đây là câu hỏi thường được mọi người quan tâm nhiều nhất khi muốn có một hệ thống đường ruột khỏe mạnh. Với thành phần từ lúa mạch đen, đậu nành hoặc gạo lên men, súp miso chính là món ăn cổ truyền mà người Nhật thường dùng để tăng cường hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra bạn có thể tự biến tấu thêm một ít thịt tươi, nguồn gốc rõ ràng, an toàn vệ sinh như gà, bò… vào món súp để tăng thêm hương vị nhé. Hiện nay, siêu thị online Adayroi.com đang cung cấp các loại thực phẩm tươi, đảm bảo chất lượng, thịt động vật nhập từ các nhà cung cấp uy tín, có giấy chứng nhận của Bộ Y tế an toàn cho người sử dụng và đặc biệt được giết mổ theo phương pháp nhân đạo tiên tiến, nhân văn, giao hàng tiện lợi, tận nơi, nhanh chóng chỉ trong vòng 2h. Vì thế, bạn có thể yên tâm tin tưởng mua thực phẩm hàng ngày cho bữa ăn gia đình mình tại Adayroi nhé!

3. Phô mai lên men

Thành phần chính trong các loại phô mai phổ biến hiện nay là protein, canxi, axit linoleic, vitamin B và photpho có tác dụng làm sạch đường ruột, duy trì quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa bệnh suy nhược thần kinh. Bạn có thể bổ sung khoảng 40g phô mai mềm vào khẩu phần ăn ở các ngày trong tuần, tuy nhiên nên tránh bữa ăn tối ra để không tăng cân ngoài ý muốn.

4. Sữa có thành phần probiotic

Sữa có thành phần probiotic là loại sữa được lên men cùng với vi khuẩn. Khi tồn tại trong ruột, probiotic có khả năng kiềm chế sự tăng trưởng của một số vi khuẩn gây bệnh và tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại tình trạng viêm nhiễm dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Bên cạnh việc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cũng nên thực hiện tầm soát ung thư mỗi năm để theo dõi tình trạng sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống nhé.

5. Dưa chua

Một trong những lợi ích hàng đầu mà dưa chua mang lại đó là hàm lượng probiotics tương đối cao. Probiotics là những nấm men hoặc vi sinh vật có lợi giúp kích thích đường ruột vận hành tốt cũng như nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Hơn nữa khi ăn loại thực phẩm bổ sung lợi khuẩn này cơ thể bạn không những được cung cấp các loại vitamin thiết yếu như vitamin C, A, K, folate… mà còn hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó điều chỉnh cân nặng một cách tự nhiên cho những người đang theo đuổi chế độ giảm cân an toàn.

6. Củ cải chua

Hầu hết các thực phẩm lên men đều rất tốt cho hệ tiêu hóa. Vì thế củ cải chua luôn nằm trong danh sách thực phẩm nên có mặt ở các bữa ăn. Nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất xơ và vitamin có trong củ cải chính là thành phần quan trọng giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể đồng thời duy trì lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định. Bên cạnh đó bạn cũng cần thay đổi lối sống, tập cho mình những thói quen tốt, có lợi cho sức khỏe như tập thể dục, ăn sáng đầy đủ, không quên uống nước, nhất là các loại nước ép hoa quả không hóa chất, phụ gia,....

 

7. Kim chi

Thông thường kim chi được làm từ cải thảo, hành lá, ớt và tỏi. Do được chế biến từ những nguyên liệu có lợi cho sức khỏe nên kim chi chứa khá nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, sắt, canxi, selen, lactobacillus... giữ cho cơ thể khỏe khoắn, ngăn ngừa các bệnh về nhiễm trùng, đồng thời giúp máu lưu thông và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Cách làm kim chi khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và mất chút thời gian. Trước tiên, bạn mang cải thảo rửa sạch rồi phơi ngoài trời mát cho đến khi héo. Trộn hỗn hợp gia vị ớt, mắm, muối, đường, bột ngọt vào những cây cải thảo, sau đó cắt từng khúc hẹ bỏ lên trên và ủ trong vòng 10 tiếng là có thể ăn được rồi nhé. Ngoài ra, nếu bạn không có thời gian làm món ăn này thì có thể mua kim chi ngon, chất lượng tại các siêu thị để tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn được thưởng thức món ăn hấp dẫn này.

8. Tương nén

Đối với những người ăn chay, tương nén là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hằng ngày vì giàu protein, canxi, sắt, vitamin A… Tương có mùi vị thơm ngon, kích thích vị giác và dễ tiêu hóa. Vì thế hãy thử cho vài mảnh vụn tương nén vào món thịt hầm, súp và cảm nhận hương vị khó cưỡng từ món ăn xem.

9. Dưa cải bắp

Dưa cải bắp chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa. Mỗi ngày bạn chỉ cần ăn một thìa dưa cải bắp là cũng đủ cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể, cải thiện sức khỏe tim mạch, não bộ, cũng như giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm ở đường ruột.

10. Atiso

Từ thời Ai Cập cổ đại, Atiso đã được sử dụng như một liều thuốc quý giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa ung thư. Theo các chuyên gia, cứ 100 gram Atiso sẽ chứa 3,27 g protein; 10,51 g carbohydrate; 5,4 g chất xơ; 44 mg Canxi; 1,28 mg Sắt; 60 mg magie; 90 mg phốt pho; 370 mg kali… nhờ đó có thể giúp bạn hạn chế mắc phải các loại bệnh như: viêm niêm mạc, xơ hóa, kiểm soát bệnh tiểu đường đồng thời giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Atiso có nhiều cách sử dụng khác nhau, chẳng hạn bạn có thể dùng bông atiso để nấu với giò heo hoặc cua. Hay đơn giản hơn là uống vài cốc trà thảo mộc chiết xuất thiên nhiên, an toàn từ Atiso mỗi ngày để giúp tinh thần được thư giãn và khỏe khoắn.

11. Chuối

Chuối là loại trái cây thơm ngon giàu vitamin, sở hữu nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Chỉ với một quả chuối mỗi ngày cũng đủ để cung cấp năng lượng hàng giờ đồng hồ cho bạn, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ cũng như thúc đẩy lợi khuẩn, khôi phục lại các chất khoáng đã bị mất cho người mắc bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên chuối có chỉ số đường huyết khá cao nên chống chỉ định với những người mắc bệnh tiểu đường, nếu muốn dùng phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

12. Hành tây

Thông thường một củ hành tây sẽ có khoảng 44% calo, cung cấp 20% nhu cầu vitamin C và 5-10% lượng B6, folate, kali và mangan, đặc biệt là chất inulin có tác dụng tăng cường hấp thu dưỡng chất, hỗ trợ hệ xương, ngăn ngừa táo bón và cải thiện đường huyết. Không những thế hành tây còn hỗ trợ tốt cho hoạt động của gan và lá lách, chống các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng thường gặp ở những người có bệnh lý dạ dày.

13. Tỏi

Các thành phần có trong tỏi như vitamin B1, B2, B3, B6, folate, C, canxi, sắt, magie, mangan, phốt pho, kali, carbs, protein...đã được chứng minh có công dụng rất lớn trong việc điều trị cảm cúm, cản trở sự hình thành và tấn công của các nhóm vi khuẩn, nhất là làm chậm quá trình loãng xương ở người lớn tuổi. Do đó, bạn nên sử dụng tỏi trong các món chiên xào hằng ngày để tận hưởng những công dụng tuyệt vời của chúng cho sức khỏe nhé.

14. Tỏi tây

Tỏi tây được xếp hạng khá cao trong các thực phẩm hỗ trợ chữa bệnh, nhờ chứa nhiều hợp chất kháng nấm, vi khuẩn, giàu vitamin C, canxi và Kali. Hơn nữa với thành phần chất xơ cao, tỏi tây đóng góp không nhỏ trong việc kích thích và tăng cường chức năng của thận, dạ dày, đường ruột, giúp bạn giảm đầy hơi mà không lo tăng calories.

15. Măng tây

Măng tây là loại thực phẩm hội tụ một lượng lớn chất inulin không phân hủy trong đường tiêu hóa và trở thành nguồn năng lượng cho nhóm vi khuẩn có lợi hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, qua đó làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng và dị ứng trên cơ thể. Ngoài ra khoáng chất và axit amin có trong măng tây có thể giúp dạ dày giảm bớt triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, đồng thời bảo vệ tế bào gan ra khỏi các chất hóa chất độc hại trong bia rượu.

Măng tây xào thịt gà: Gà rửa sạch, cắt thành miếng vừa miệng. Cho gừng băm, muối, tiêu, bột năng vào gà và ướp khoảng 10 phút. Rửa măng tây và cắt từng đoạn ngắn 3 - 4cm, luộc sơ với muối. Sau đó xào gà cho chín đều rồi đổ ra đĩa. Cho bơ vào chảo, bỏ măng tây vào đảo đều, tiếp đến cho đĩa gà vào, nêm nếm xì dầu, muối tiêu cho vừa ăn là được.

16. Bơ

Để thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi bạn nên cung cấp lượng chất xơ cần thiết vào cơ thể. Trong đó bơ chính là thực phẩm bổ sung lợi khuẩn chiếm tới  27% nhu cầu chất xơ được khuyến cáo hàng ngày. Hơn nữa chúng còn kiểm soát cân nặng nhờ sự hiện diện của chất béo không bão hòa, làm giảm cơn đói và giúp bạn no lâu hơn.

 

17. Rượu vang đỏ

Để duy trì một đường ruột khỏe mạnh và trạng thái phấn khích, yêu đời của cơ thể, thì cách tốt nhất đó là uống rượu vang đỏ sau các bữa ăn, bởi chúng giàu hàm lượng vitamin B, các enzym có lợi và axit béo omega 3 nên cực kỳ hiệu quả trong việc làm giảm vi khuẩn gây bệnh ở ruột và kích thích vị giác trở nên ngon miệng hơn. Không những thế, đối với phụ nữ vang đỏ còn làm chậm quá trình lão hóa, mang đến làn da mịn màng và căng bóng.

Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên dùng nhiều nhất là 2 ly nhỏ khoảng 250ml mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tim mạch cũng như tái tạo tế bào và bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột nhé. Hơn thế, thực tế hiện nay thị trường có rất nhiều loại rượu bị làm giả nên bạn cần thận trọng, lựa chọn loại rượu chính hãng do các đơn vị cung cấp uy tín để tránh tiền mất tật mang nhé!

18. Đậu nành lên men (Tempeh)

Đậu nành lên men là một món ăn truyền thống có lịch sử lâu đời của người Nhật. Cho đến nay chúng vẫn luôn được ưa chuộng khi hội tụ đầy đủ thành phần dinh dưỡng như sắt, canxi, magie, protein, kali, vitamin B6, B2, E, K2,... giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể, cải thiện hệ thống tiêu hóa và chống béo phì hiệu quả. Ngày nay, đậu nành lên men thường được ăn kèm với sushi, bánh mì nướng, súp miso, salad, mì spaghetti.... để tăng độ đậm đà và đáp ứng mọi nhu cầu dinh dưỡng cần thiết.

19. Trà lên men (Trà Kombucha)

Trà Kombucha là loại thức uống được lên men từ nấm Champignon Delongue Vie. Do chứa hàm lượng axit, enzyme, vitamin B cao, đặc biệt là thành phần probiotic - một nhóm vi khuẩn và nấm men tác động tích cực lên đường ruột, có khả năng làm lành các tổn thương ở ruột và vết loét dạ dày mà Kombucha được mọi người trên khắp thế giới đón nhận rộng rãi và nằm trong danh sách thức uống hằng ngày an toàn cho sức khỏe.

20. Quả hồ trăn

Quả hồ trăn còn được gọi là hạt dẻ cười, chiếm đến 70% lượng chất béo không bão hòa và nhiều chất xơ nên hỗ trợ rất tốt đối với người đang trong chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên các nhà khoa học khuyến nghị bạn nên ăn từ 20 - 35 hạt một ngày để giữ được giá trị dinh dưỡng và chất béo lành mạnh cho cơ thể hấp thu nhé.

21. Mật ong

Thông thường mật ong nguyên chất chứa khoảng 80% carbohydrates, 18% nước và 2% còn lại cho các vitamin, khoáng chất và acid amin. Nhờ tính kháng khuẩn, chất chống oxy hóa cao mà mật ong được ứng dụng nhiều trong việc điều trị vết thương và khử trùng. Đặc biệt bạn có thể thay thế đường bằng mật ong trong thực đơn ăn uống hằng ngày của con yêu để tăng cường hệ miễn dịch và bổ sung lợi khuẩn cho trẻ nhé.

22. Bột yến mạch

Bột yến mạch sở hữu lượng chất đạm thiên nhiên và men vi sinh tương đối lớn, giúp kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn và nấm có lợi trong đường ruột, ngăn chặn nguy cơ táo bón và mang lại cảm giác no lâu. Bạn có thể dùng yến mạch kết hợp với các thực phẩm như sữa tươi, trái cây, rau củ quả tươi nhập mới mỗi ngày từ VinEco trong cùng một món ăn vào các bữa trong ngày nhé.

23. Salad hoa quả sữa chua

Hoa quả là một trong những thực phẩm giàu vitamin có khả năng bổ sung dinh dưỡng và nước cho cơ thể, không chỉ góp phần làm đẹp làn da của các chị em mà còn thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ. Chỉ mất vài phút với những loại trái cây tươi ngon có sẵn trong tủ lạnh, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ vừa miệng và rưới sữa chua lên là bạn đã có ngay cho mình món salad hoa quả sữa chua béo ngậy và hấp dẫn.

24. Canh tương đỗ

Đỗ tương là một nguồn tuyệt vời của protein, sắt, canxi, vitamin C, vitamin K, folate, pantothenic, choline, magiê, phốt pho, kali, kẽm, đồng và mangan giúp cung cấp năng lượng, chống mệt mỏi, hỗ trợ trong việc hấp thu chất béo và làm giảm các bệnh viêm mãn tính. Do đó, một chén canh tương đỗ gồm đậu hũ, đỗ tương, các loại nấm cho hương vị món ăn thêm phần thơm ngon, bổ dưỡng… trong khẩu phần ăn hằng tuần sẽ là giải pháp tuyệt vời để tăng sức đề kháng cho cơ thể bạn.

25. Dầu cá

Một viên dầu cá được cấu tạo từ 30% axit béo omega-3 và 70% thành phần dinh dưỡng khác, nhờ đó chúng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa cũng như hội chứng ruột ngắn mãn tính. Đặc biệt dầu cá được các bác sĩ khuyên dùng cho phụ nữ có thai vì DHA trong dầu cá sẽ kích thích sự phát triển mắt và não thai nhi. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn dầu cá bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để sử dụng hàng ngày bên cạnh các thực phẩm đường ăn uống nhé!

 

Với những loại thực phẩm bổ sung lợi khuẩn mà Blog Adayroi đã nêu ở bài viết trên, bạn hãy bỏ túi vào cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân yêu của mình nhé. Hơn nữa, để chắc chắn sức khỏe của bạn được đảm bảo, việc tham gia khám tổng quát toàn bộ cơ thể chất lượng cao mỗi năm hai lần tại các cơ sở uy tín trong nước là rất cần thiết. “Sức khỏe là vốn quý của con người” hãy trân trọng và bảo vệ nó bạn nhé!

Theo blog.adayroi.com