Theo truyền thống của người Việt Nam vào ngày Tết Đoan Ngọ, sau khi thức dậy sẽ ăn ngay một bát cơm rượu nếp hoặc một vài thức quả, bánh tro, chè trôi nước,… với ý niệm để diệt trừ sâu bọ, bệnh tật trong người.
- Gạo nếp: 500 gr (chọn gạo nếp cẩm hoặc gạo lứt nếp).
- Men cơm rượu: 6 gram (khoảng 3 viên).
- Nước, một chút muối.
- Dụng cụ: lọ thủy tinh/sành/sứ (để ủ men cho cơm rượu nếp), nồi, giá nan tre hoặc rổ nhựalỗ nhỏ, khay, đĩa, rây lọc, ...
Bước 1: Vo sạch gạo nếp, ngâm khoảng 1 tiếng trong nước lạnh. Sau đó đổ gạo ra một chiếc giá, để cho gạo ráo nước rồi bắt đầu đem đi nấu.
Bước 2: Làm cơm nếp
Trộn đều cơm nếp với một nhúm nhỏ muối trước khi nấu cơm.
Bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để làm chín cơm nếp, dưới đây là 3 cách:
- Cách 1: Đổ cơm nếp lên trong những chiếc nồi hấp 2 tầng (giống như đồ xôi ). Bạn chỉ cần cho nước ở tầng dưới của nồi, đun cho nước sôi, rồi đổ gạo lên tầng trên, đun tầm 30p cho tới khi chín. Hơi nước sẽ làm cơm chín đều mà không lo bị khô hay nhão.
- Cách 2: Nấu lên như nấu cơm thông thường. Bạn đổ gạo vào nồi cơm điện, cho nước lọc vào, nước cao hơn mặt cơm khoảng nửa đốt tay rồi bắt đầu nấu đến khi cơm chín.
- Cách 3: Nấu bằng nồi bình thường như các cụ vẫn hay nấu cơm thời xưa trên bếp củi. Cách làm tương tự như nấu trong nồi cơm điện, nhưng bạn phải chú ý về mức độ lửa và khi cơm sôi phải để ý khuấy đều lên để cơm không bị bén nồi hay bị khê.
Bước 3:
- Sau khi cơm nếp đã chín, bạn giàn đều ra đĩa hoặc ra khay cho cơm nguội bớt. Sau khi thấy cơm nguội bớt, còn hơi ấm ấm một chút thì mới bắt đầu trộn cơm với men.
- Trong quá trình chờ đợi cơm nguội, bạn bắt đầu đem men ra nghiền. Khi mua men ngoài chợ thì men thường có dạng viên, bạn nghiền nhỏ và lọc bột men qua rây lọc để bột được mịn.
Bước 4: Trộn cơm nếp với men
Cho cơm và men vào trộn đều với nhau. Bạn có thể trộn bằng muỗng hoặc tốt nhất là nên đeo găng tay để trộn cho đều nhất.
Bước 5: Cho cơm đã trộn đều với men vào trong chiếc lọ đã chuẩn bị trước, ép bớt cơm xuống (không cần ép chặt quá, để có không khí cho men hoạt động).
- Cuối cùng đậy một mảnh vải kín mặt cơm (không đậy nắp) và để ủ trong khoảng 3 - 5 ngày.
- Cơm rượu nếp đạt là khi thấy cơm có nước chảy ra, khi ăn có vị ngọt và có mùi thơm đặc trưng của rượu. Bạn có thể bắt đầu kiểm tra từ ngày thứ 2 để biết cơm đạt hay chưa nhé.
Rất dễ cho một công thức cơm rượu nếp ngon tại nhà phải không nào, chúc các bạn thành công!
- Cơm rượu càng để lâu cơm sẽ càng cay và đậm vị rượu hơn. Vì thế nếu không muốn cơm lên men nhiều quá thì sau khi cơm đã lên men theo đúng ý thì nên bảo quản trong tủ lạnh và đợi đến ngày Tết Đoan Ngọ thì mang ra thưởng thức.
- Chọn gạo nếp: Bạn có thể dùng nhiều loại gạo nếp khác nhau: nếp trắng thông thường, nếp cẩm,… nhưng để cơm được ngon và đúng với truyền thống các cụ ngày xưa nhất thì nên chọn gạo lứt. Đây là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu mà chưa chưa được xát bỏ lớp cám gạo, vì thế gạo không có màu trắng tinh mà có màu hơi ngà vàng. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe con người.
- Mua men ủ cơm ở đâu: Men ủ cơm rượu hay chính là men rượu, bạn hoàn toàn có thể mua men ở ngoài chợ, trong các quầy hàng bán thực phẩm khô thông thường