An toàn thực phẩm

Rau quả: Loại nào ăn sống, loại nào nấu chín?

Một số chất dinh dưỡng trong rau quả chỉ được bảo toàn khi ăn sống, một số khác lại phát huy tác dụng khi qua chế biến.
Bạn băn khoăn không biết làm thế nào để thu được giá trị dinh dưỡng cao nhất từ thực phẩm hàng ngày? Hãy cùng tìm hiểu các cách chế biến từng loại rau quả để tối đa hóa dinh dưỡng trong bữa ăn của bạn.

 
 
Cây măng tây


Nên: Chế biến

Trong quá trình nấu, cây măng tây sẽ phát tán các hợp chất chống ung thư của nó. Bạn có thể thưởng thức món spaghetti với măng tây và chanh.

Củ cải đường

Nên: Ăn sống

Củ cải đường sẽ mất đi khoảng 25% folate nếu chúng được nấu chín. Ăn sống thực phẩm này để đảm bảo nguyên vẹn các hợp chất có lợi cho não bộ. Các món salad là gợi ý cho bạn với củ cải đường.

Bông cải xanh


Nên: Ăn sống

Nếu bạn nấu chín bông cải xanh, myrosinase, một loại enzyme có trong bông cải xanh giúp làm sạch chất gây ung thư trong gan có thể biến mất.

Nấm

Nên: Nấu chín

Dù xào, luộc, nướng hay quay, nấm vẫn có thêm kali nạp cho cơ thể giúp phát triển tế bào, cơ bắp nhiều hơn.

Hành tây


Nên: Ăn sống

Chỉ cần thái lát để ăn, bạn sẽ giữ cảm giác no lâu vì chúng lưu trữ nhiều phytonutrient allicin hơn so với khi được chế biến.

Ớt đỏ

Nên: Ăn sống

Vitamin C trong ớt đỏ dễ bị mất đi khi bạn nướng trên 375oC hoặc chiên.


 
Rau bina


Nên: Nấu chín

Khi rau bina được nấu chín, bạn sẽ hấp thụ nhiều canxi, sắt và magiê hơn. Bạn có thể thử món rau bina xào với tỏi trong bữa ăn hàng ngày.

Cà chua


Nên: Nấu chín

Cơ thể bạn sẽ hấp thụ nhiều chất lycopene chống ung thư hơn khi bạn thưởng thức cà chua được nấu chín. Các món cá với nước sốt cà chua tươi sẽ làm đa dạng khẩu phần ăn trong ngày của bạn.
Theo soha.vn