Điểm đến Sa Pa không chỉ thu hút du khách bởi phong cảnh thiên nhiên đẹp, những dãy núi hùng vĩ, thửa ruộng bậc thang lãng mạn và ẩm thực đa dạng, phong phú mà thành phố mù sương này còn là nơi thu hút du khách bởi các loại rượu ở Sa Pa rất nổi tiếng, được pha chế công phu có hương vị đặc biệt.
Nằm ở phía Tây Bắc, Sa Pa là một mảnh đất khiêm nhường, nhỏ bé nhưng chứa đựng bao điều thú vị. Du lịch Sa Pa, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp của thiên nhiên, một xứ sở sương mù mà còn được thưởng thức những món ăn từ núi rừng nơi đây. Và rượu dân tộc cũng là món đặc sản Sa Pa mà núi rừng ban tặng cho những con người nơi đây.
Theo như truyền thuyết của người Dao, rượu San Lùng là rượu của trời, của các vị thiên tinh. Khi trời mưa, nắng, người ta thường thấy xuất hiện một chiếc cầu vồng như ba vòi nước chảy ra từ lòng núi Pò Sèn ngược lên trời. Người dân địa phương gọi ba vòi nước đó là San Lùng, nghĩa là “tam long” và đặt địa danh này chính là San Lùng – là vùng đất của rồng thiên, nên đồng bào đến ở lập thành bản và sinh sống bằng nghề nấu rượu.
Hiện tạị, bản San Lùng ở địa điểm du lịch Sa Pa có chừng 40 hộ dân và hầu hết hộ dân nào cũng biết nấu rượu. Rượu San Lùng là loại rượu của thiên nhiên nên có mùi thơm lạ của men lá rừng và hương vị đậm đà của thóc nương. Ở San Lùng, ai ai cũng biết uống rượu. Và người làm ra rượu chủ yếu là phụ nữ, những đôi tay khéo kéo ủ men để tạo ra những mẻ rượu thơm ngon tuyệt vời. Ngày Tết, nhà nào cũng tích trữ chừng dăm bảy bình rượu để uống và đãi khách, người uống vào có say mấy cũng không cảm thấy đau đầu.
Rượu San Lùng là loại rượu quý chỉ để dùng cúng bái trời đất tổ tiên, lễ, tết, hội hè, cưới hỏi… Chỉ cần uống một ngụm, hương vị đậm đà sẽ lan tỏa nhanh chóng. Sau tiệc rượu, người ta có cảm giác lâng lâng sảng khoái, không u mê đau đầu. Uống rượu San Lùng vào buổi sáng sẽ giúp người dân có thêm sức mạnh hỗ trợ ở hai vai nên có thể làm việc cả ngày mà không hề mệt mỏi. Ngược lại, uống vào buổi tối cùng người thân thì tình cảm bạn bè, anh em sẽ thêm phần khăng khít, gắn bó.
Đến du lịch Sa Pa, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những công đoạn tạo ra một bình rượu San Lùng không hề đơn giản. Tuyển chọn nguyên liệu phải kỹ càng từ thóc nương. Trước khi nấu, người dân địa phương phải ngâm thóc thành mộng và sau đó chưng ủ cùng cao lương thảo dược. Men có đủ các vị thảo dược của núi rừng, có vị phòng chống lạnh, cảm, có vị lưu thông khí huyết, giảm đau nhức khớp, có vị làm cho không đau đầu.
Đến công đoạn chưng cách thủy được thực hiện 2 lần. Lần thứ nhất để khử tạp chất và lọc cốt. Lần thứ 2 được làm lạnh bằng những lá thơm của núi rừng với nước suối Pò Sèn, thế mới ra được rượu và cũng chỉ có người San Lùng mới làm ra được loại rượu thơm, ngon và êm dịu đến vậy. Không có gì tuyệt vời hơn khi trong cái se lạnh của thời tiết Sa Pa, bạn vừa thưởng thức những món ăn đặc sản lại vừa nhâm nhi ly rượu nồng San Lùng.
Ngày nay, du khách du lịch Sa Pa muốn mua rượu San Lùng uy tín và chất lượng để làm quà tặng cho người thân, bạn bè thì hãy đến bản San Lùng Bát Xát – địa chỉ rượu ngon có hạng từ thời Pháp thuộc.
Du lịch Sa Pa, du khách không những bị hấp dẫn bởi hương vị phong phú và độc đáo của sơn hào hải vị nơi đây mà còn “chìm đắm” trong men rượu nống ấm của táo mèo – một loại rượu được ngâm ủ từ loại táo rừng, có màu nâu sóng sánh và vị ngọt thơm đặc trưng của rừng núi.
Rượu Táo Mèo – một loại rượu dân dã nhưng lại làm cho thực khách ngất ngây, say đắm và trở thành một đặc sản Sa Pa nổi tiếng trong và ngoài nước. Ở Sa Pa, cây táo mèo mọc hoang trên các dãy núi Hoàng Liên Sơn, cứ thế lớn lên trong rừng đơm hoa kết trái, trở thàng một món quà thiên nhiên ban tặng cho đồng bào dân tộc H’Mông. Cây táo mèo ra hoa trắng vào cuối mùa xuân và cho quả vào mùa thu.
Quả táo mèo được kết từ hương của rừng, ngấm đẫm gió ngàn, hấp thụ khí đất, khí trời và nắng gió vùng cao nên hòa hợp tất cả các cung bậc của hương vị vừa ngọt vừa chua vừa chát. Vì vậy, dân gian lại đặt thêm cho táo mèo một cái tên bình dị nhưng rất gần gũi đó là “quả tình yêu”.
Táo mèo gọt vỏ bỏ qua nước cho đỡ chát sau đó được bổ đôi ngâm với đường. Loại quả này được ngâm ủ rất kỹ rồi cất tinh chất để chế ra rượu. Mùi thơm từ rượu rất hấp dẫn với vị ngọt cay nồng sẽ là bạn dễ uống. Ban đầu uống sẽ tưởng là một loại nước giải khát có ga, thế nhưng uống nhiều sẽ làm cho bạn ngây ngất. Điều đặc biệt là loại rượu này uống không đau đầu chút nào, ngược lại còn có tác dụng hạ huyết áp, hạ mỡ máu và cải thiện sức co bóp cơ tim.
Rượu thóc là một loại đặc sản Sa Pa và là món đồ uống đặc trưng của người Dao Đỏ ở Sa Pa. Trước đây, rượu được làm bằng chính giống thóc của địa phương do họ trồng, nhưng sau này vì năng suất thấp nên đồng bào ít trồng loại thóc đó nữa mà thay thế bằng thóc lai mới. Công đoạn chưng cất, ủ men phải thật cẩn thận để “sản phẩm” ra lò phải tuyệt hảo. Thóc được đãi sạch luộc chín và ủ với men lá cây. Sau khoảng một tuần ngấm đều men thì cho vào nồi chưng cất. Cứ khoảng 50kg thóc thì chưng cất cho ra 2 lít rượu. Rượu nấu ra có nồng độ từ 38 đến 40 độ.
Mặc dù là nồng độ cao nhưng rượu thóc lại có vị êm say, dễ uống chứ không nồng, đắng. Nếu rượu được ủ càng lâu ngày thì lại càng thơm, dễ uống hơn. Đặc biệt, rượu thóc của đồng bào dân tộc Dao đỏ không gây đau đầu, say mà mang lại cảm giác lâng lâng.
Rượu được ủ bằng loại men do đồng bào làm từ nhiều lá cây rừng. Với nhiệt trung bình 14 – 15 độ C, Sa Pa có điều kiện thích hợp để lên men rượu thóc. Các loại lá làm men chỉ có ở vùng cao với khí hậu lạnh giá như địa điểm du lịch Sa Pa. Và nguồn nước nấu rượu được lấy từ các khe núi cao… Đây là yếu tố quan trọng mà thiên nhiên ban tặng để nấu rượu.
Ngoài ra, để rượu có hương vị đặc biệt, thì thóc ủ hay nước nấu rượu đều phải được chứa trong thùng làm bằng gỗ pơ mu. Đây là điều kiện quan trọng làm nên hương vị đặc trưng riêng của rượu thóc Sa Pa.
Trước đây, rượu thóc làm ra chỉ phục vụ cho nhu cầu của các gia đình dân tộc Dao Đỏ trong bản làng, hay trong các dịp lễ Tết của địa phương. Nhưng bây giờ, đồng bào dân tộc Dao Đỏ ở Sa Pa đã phát triển nghề nấu rượu thóc truyền thống này trở thành một sản phẩm du lịch Sa Pa, đem lại lợi ích phát triển kinh tế cho người dân địa phương.
Đến du lịch Sa Pa, bạn đến các địa điểm ăn uống để thưởng thức một trong bốn loại rượu nổi tiếng trên để tận hưởng được ẩm thực địa phương. Tại đây, rượu không những là thức uống ngon của nhiều người mà còn là món quà tặng Sa Pa ý nghĩa cho bạn bè, người thân sau tour du lịch.