Ẩm thực và sức khỏe

Huyết áp cao không nên ăn gì? 15 thực phẩm nên kiêng tránh bệnh thêm nặng

Huyết áp cao là căn bệnh có diễn biến âm thầm, ít thể hiện nhưng lại để lại những biến chứng nặng nề như bệnh tim, đột quỵ. Nếu biết huyết áp cao không nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ giúp bạn chủ động ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của căn bệnh này.

1. Tăng huyết áp không nên ăn gì?

1.1. Đường và muối

Huyết áp cao không nên ăn gì hại sức khỏe và là nguyên nhân gây đột quỵ? Đường và muối là hai loại gia vị giúp các món ăn thêm hấp dẫn và ngon miệng. Nhưng nếu bạn đang bị cao huyết áp thì thực sự nên hạn chế hai chất này vào cơ thể nếu không muốn bệnh tình thêm trầm trọng. Mặc dù thức ăn có phần nhạt nhẽo nhưng lại tốt hơn cho huyết áp và tim mạch của bạn trong suốt quãng đời còn lại.

Đường có nhiều không chỉ trong bánh kẹo mà thậm chí còn trong cả nước ép trái cây, sinh tố hay đường cát. Theo hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thì mỗi ngày phụ nữ không nên bổ sung quá sáu muỗng cafe và nam giới không nên quá chín muỗng cafe đường để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Lượng đường nạp vào cơ thể càng nhiều càng có nguy cơ dẫn đến các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, béo phì… không tốt cho sức khỏe.

Người cao huyết áp cũng không nên ăn mặn và không ăn quá 5g muối mỗi ngày. Bởi lượng natri dư thừa có thể làm tiết ra nhiều dịch tế bào, tăng huyết áp, tim đập nhanh hơn. Bạn cũng không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều muối như cá khô, thịt khô, hành muối, dưa muối không tốt cho huyết áp và sức khỏe. Thay vào đó hãy tham khảo các loại thực phẩm tốt cho tim mạch, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm.

Huyết áp cao không nên ăn nhiều đường và muối (Nguồn: draxe.com)

1.2. Nước chấm và gia vị cay mặn
Trong nước chấm chứa nhiều muối không tốt cho sức khỏe của người cao huyết áp. Như đã nói ở trên, gia vị muối làm nhịp tim tăng cao, tiết nhiều dịch tế bào và gây áp lực cho huyết áp. Người cao huyết áp cũng không nên ăn đồ cay nóng vì nó có thể khiến việc đại tiện trở nên khó khăn. Khi đi ngoài bị táo bón có nguy cơ dẫn đến huyết cao cao, xuất huyết não rất nguy hiểm. Do đó, bạn nên hạn chế dùng nước chấm đậm đà này nhé.

1.3. Nội tạng động vật
Trong nội tạng của động vật chứa nhiều cholesterol xấu và lượng chất béo bão hòa rất cao, cao hơn nhiều so với thịt. Do đó, khi cơ thể hấp thu các chất này sẽ rất có hại cho tim mạch, gây tăng mỡ máu và tăng huyết áp.

Chưa kể nội tạng nếu không có nguồn gốc rõ ràng còn có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm viêm phổi, giun sán gây nên các bệnh viêm cơ tim, ung thư… Do đó, hãy hạn chế và tốt nhất là tránh ăn nội tạng động vật kể cả khi bạn bị cao huyết áp hay người bình thường.

Nội tạng động vật chứa nhiều protein và cholesterol không tốt cho người cao huyết áp (Nguồn: cloudfront.net)

1.4. Thịt đỏ và mỡ động vật
Mỡ động vật đóng một vai trò nhất định đối với sự phát triển của cơ thể con người, tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều đặc biệt là khi đang bị cao huyết áp. Trong thực phẩm tươi chứa các axit béo bão hòa, không tan trong nước. Điều này giúp việc hòa tan và hấp thụ chất béo trở nên khó khăn.

Lâu dài các chất béo này bám vào thành ruột cũng như ở các động mạch khiến việc lưu thông máu trở nên khó khăn và là một trong các nguyên nhân dẫn đến các bệnh như mỡ máu, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn động mạch cũng như tăng huyết áp. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế việc nạp mỡ động vật vào trong cơ thể để tránh các biến chứng nguy hiểm này.

Thay vào đó hãy dùng lượng vừa đủ các loại dầu thực vật tự nhiên không chứa cholesterol như dầu oliu chiết xuất tự nhiên nguyên chất hay dầu hướng dương. Thịt đỏ cũng là câu trả lời cho câu hỏi huyết áp cao không nên ăn gì. Trong thịt đỏ có nhiều protein và có khả năng làm tăng cholesterol. Khi cholesterol trở nên dư thừa trong cơ thể sẽ bám vào các thành động mạch dẫn đến các bệnh như đau tim, tăng huyết áp hay gout.

1.5. Các loại hải sản giàu natri
Bạn không nên chọn hải sản đã qua quá trình tẩm ướp nhiều muối, các đồ hải sản đóng hộp. Bởi trong các thực phẩm này chứa nhiều natri. Khi natri quá nhiều được bổ sung vào cơ thể sẽ khiến tăng huyết áp, sức khỏe bị ảnh hưởng. Nếu có hãy chọn những loại thủy hải sản tươi sống không chất bảo quản.

1.6. Thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích
Để bảo quản các thực phẩm như xúc xích, thịt xông khói thì việc sử dụng natri là điều cần thiết không thể tránh khỏi. Chưa kể nếu mua phải những sản phẩm kém chất lượng, có chứa chất bảo quản độc hại thì bạn đang đánh đổi sức khỏe của mình lấy những chất có hại cho cơ thể.

Bên cạnh đó, trong các thực phẩm chế biến sẵn còn có nhiều chất béo bão hòa không tan trong nước. Tích tụ trong cơ thể lâu ngày, chất béo này có thể ảnh hưởng đến cân nặng, huyết áp hay tim mạch. Do đó, tốt nhất người bị huyết áp cao hay huyết áp bình thường cũng nên hạn chế sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn này.

Trong thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều natri và chất bảo quản không tốt (Nguồn: winnipegoldcountrysausage.ca)

1.7. Thực phẩm đóng hộp
Hiện nay, để thuận tiện và đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, các sản phẩm đóng hộp ngày càng phổ biến và đa dạng. Đó có thể là thịt hộp, cá hộp, đậu hộp hay rau củ quả đóng hộp. Những thực phẩm đóng hộp tuy cung cấp lượng chất béo, chất xơ, protein hay vitamin nhưng bên cạnh đó cũng có một lượng muối không hề nhỏ. Chức kể có thể có chất bảo quản không tốt cho sức khỏe người dùng.

Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng thức ăn đóng hộp để bảo vệ sức khỏe cũng như giảm nguy cơ tăng huyết áp. Nếu vẫn muốn sử dụng các thực phẩm này thì nếu có thể hãy rửa đậu hộp, rau củ quả hộp với nước. Như vậy có thể giúp bạn giảm được 41% lượng muối nếu để sử dụng nguyên hộp.

1.8. Thực phẩm chiên xào rán nhiều dầu mỡ
Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy vấn đề cân nặng và tim mạch, huyết áp có mối quan hệ khá mật thiết với nhau. Người có cân nặng lớn thường dễ mắc các bệnh cao huyết áp, đau tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch nhiều hơn so với người có thân hình nhỏ nhắn hơn.

Khi ăn các đồ ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ trong thời gian dài sẽ khiến trọng lượng cơ thể bạn bị dư thừa, khó kiểm soát dẫn đến các bệnh béo phì, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch. Do đó, đừng quên dùng nồi chiên không dầu để hạn chế tối đa việc đồ ăn mỡ béo nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi huyết áp cao không nên ăn gì nhé.

1.9. Rượu bia
Bạn có biết, uống rượu bia với lượng lớn thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch và làm tăng huyết áp? Ngoài ra, rượu bia còn làm giảm tác dụng của các loại thuốc điều trị huyết áp cũng như làm xơ gan, tổn thương hệ thần kinh. Do đó, bạn nên tránh xa loại thức uống này khi bị cao huyết áp nhé.

Liều lượng được khuyên dùng để không ảnh hưởng đến sức khỏe là 300ml bia hoặc 50ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh một ngày. Nhưng tốt nhất thay vì rượu bia hãy uống đủ 2l nước khoáng thiên nhiên giàu vi lượng và đa lượng.

Kiêng đồ uống có cồn (Nguồn: pushauction.com)

1.10. Thức ăn nhanh như gà rán, mì ăn liền
Trong gà rán chứa nhiều chất béo, cholesterol thực sự không tốt cho sức khỏe nói chung và huyết áp nói riêng. Mì gói là món ăn khoái khẩu và tiện lợi của nhiều người nhưng lại cũng ẩn chứa nguy cơ làm tăng huyết áp bởi trong mì gói chứa nhiều muối rất không tốt. Do đó, hãy hạn chế hai món ăn này nếu bạn đang tìm cách cải thiện bệnh huyết áp cao của mình.

1.11. Cafe
Cafe là thức uống yêu thích của nhiều người bởi hương vị thơm ngon và khả năng giúp tỉnh táo của nó. Tuy nhiên, trong cafe có chứa chất kích thích có thể khiến tăng huyết áp, mất ngủ, tim đập nhanh, mạch máu bị thu hẹp hay chóng mặt, khó chịu. Do đó, người bị cao huyết áp cũng được khuyên không nên sử dụng cafe.

1.12. Kẹo
Có lẽ nhiều người chưa biết, tuy kẹo có mùi vị hấp dẫn nhưng lại không còn gì khác ngoài lượng calo trống rỗng và lượng đường rất lớn. Ăn nhiều kẹo có thể gây nên béo phì, tăng mỡ máu, tắc động mạch, tăng huyết áp. Nếu đang điều trị bệnh huyết áp cao thì lượng kẹo nhiều cũng có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy, hãy thêm kẹo vào danh sách huyết áp cao ăn kiêng gì mà bạn đang tìm kiếm nhé.

Bạn có thể bổ sung trái cây tươi sạch, đặc biệt là chuối vào thực đơn ăn uống. Chuối có vị ngọt vừa phải, giải quyết vấn đề “háo ngọt” của nhiều người, lại có nhiều kali giúp cân bằng huyết áp rất tốt.

Kẹo chứa lượng đường và calo lớn thực sự không tốt cho người huyết áp cao (Nguồn: lehmans.com)

1.13. Nước ngọt
Trong nước ngọt chứa nhiều đường cũng như các chất hóa học không tốt cho cơ thể. Chỉ cần uống một lon nước ngọt mỗi ngày cũng đã vượt quá nhu cầu cần thiết của của cơ. Uống nước ngọt nhiều sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, huyết áp không ổn định.

1.14. Bánh mì ngọt và bánh mì trắng
Trong bánh mì ngọt chứa nhiều đường và bánh mì trắng chứa nhiều tinh bột. Tinh bột này sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành đường. Lượng đường cao dẫn đến những tác động tiêu cực cho sức khỏe và huyết áp.

1.15. Thực phẩm lên men bằng muối
Các loại thực phẩm lên men bằng muối như kim chi, hành muối, dưa muối, giá đỗ muối… là những món ăn kèm được nhiều người yêu thích. Nhưng lượng muối trong các món ăn này rất cao quá trình vận chuyển máu lên tim bị ảnh hưởng dẫn đến cao huyết áp.

Thực phẩm lên men chứa nhiều muối làm cản trở việc vận chuyển máu lên tim dẫn đến huyết áp cao (Nguồn: pinimg.com)

Ngoài việc hạn chế sử dụng 15 loại thực phẩm này thì người cao huyết áp cũng nên đi khám tổng quát tại định kì các bệnh viện uy tín để theo dõi sức khỏe. Từ đó phát hiện ra những diễn biến mới nhất của bệnh và điều trị sớm nhất.

2. Một số lưu ý quan trọng để phòng ngừa cao huyết áp
2.1. Tuân thủ việc dùng thuốc

Nếu dùng thuốc điều trị không đúng liều lượng theo lời khuyên của bác sĩ có thể khiến huyết áp bị tụt quá mức hoặc tăng lên đột ngột. Do đó, bạn nên dùng thuốc đúng giờ, đúng liều và đều đặn.

2.2 Kiểm tra huyết áp hằng ngày
Đây là cách đơn giản và dễ thực hiện để biết sự biến đổi của huyết áp qua mỗi ngày bạn trải qua. Từ đó bạn có thể kiểm soát được bệnh cũng như các giải pháp phù hợp. Bạn có thể dễ dàng mua và sử dụng các loại máy đo huyết áp chính xác và hiện đại ngày nay. Nếu không theo dõi hằng ngày thì bạn sẽ khó biết trước được huyết áp tăng đột ngột, nhồi máu cơ tim.

2.3. Ăn uống đi đôi với tập luyện
Ngoài việc tìm hiểu huyết áp cao không nên ăn gì bạn còn nên kết hợp chế độ tập luyện phù hợp. Bạn có biết, nếu cơ thể không được vận động mỗi ngày thì bệnh cao huyết áp sẽ ngày càng tăng và dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm hơn? Do đó, mỗi ngày hãy vận động nhẹ nhàng từ 30 đến 40ph trên máy chạy bộ với các bộ môn như chạy bộ, đi bộ, aerobic hoặc mua voucher phòng tập giá ưu đãi có hướng dẫn cụ thể từ huấn luyện viên.

Tập thể dục giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp đáng kể (Nguồn: media.npr.org)

2.4. Giờ giấc sinh hoạt khoa học
Khi có giờ sinh hoạt khoa học, cơ thể bạn sẽ trở nên khỏe mạnh và thư giãn, thoải mái. Bạn nên tập thói quen đi ngủ sớm và tập thể dục vào buổi sáng. Việc ngủ muộn có thể dẫn đến áp lực cho tim và khiến bệnh huyết áp cao càng thêm trầm trọng.

2.5. Tránh stress, căng thẳng
Khi cơ thể căng thẳng, mệt mỏi thì nhịp tim cũng sẽ bị ảnh hưởng, huyết áp cũng bị biến động khó kiểm soát. Đặc biệt là khi tức giận, sốc, phẫn nộ thì huyết áp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Những lúc như vậy, một khóa thiền hoặc chăm sóc toàn thân tại spa làm đẹp trị liệu cũng là cách giảm tải sức ép cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tránh stress (Nguồn: squarespace.com)

Theo blog.adayroi.com