Ẩm thực du lịch

Món ngon Hội An: 6 loại bánh bình dân đậm chất phố Cổ

Bánh Phu Thê


Bánh Phu Thê là tên gọi ngoài Bắc, đây là một trong những loại bánh thường được bán phổ biến tại các quán hàng rong của Hội An. Bánh được làm từ bột lọc, có hai màu sắc là màu vàng và màu đen, bánh không có nhân như phu thê ngoài Bắc mà chỉ có lẫn chút dừa nạo. Nhưng chính sự đơn giản đó lại làm nên một món ngon đặc sản Hội An cuốn hút du khách bởi nét đặc trưng riêng của hương vị.

Bánh phu thê Hội An được gói trong lá chuối với hai màu đen và vàng
Bánh phu thê Hội An được gói trong lá chuối với hai màu đen và vàng (Ảnh sưu tầm)

Thưởng thức bánh phu thê Hội An, bạn sẽ cảm nhận được độ dẻo thơm của bột gạo pha trộn chút béo ngậy của dừa nạo và chút ngọt dịu của đường mật mang đến cho người ăn vị thanh mát mà không ngán. Đơn giản là thế, nhưng so với những món ngon Hội An khác, bánh xu xê vẫn mang cho mình một sức thu hút riêng đối với du khách. Để mỗi du khách khi đặt chân đến phố cổ đều mua cho mình một vài chiếc bánh phu thê.

Bánh Ú Tro

Bánh ú tro là mon ngon truyền thống của Hội An thường được làm vào dịp mùng 5 tháng 5 âm lịch, theo sự tích dân gian truyền lại rằng: vào thời chiến quốc tại nước Sở có một người tên là Khuất Nguyên vừa là một nhân tài nhưng không đuợc vua trọng dụng. Nên ông đã trầm mình tại sông Mạch La thuộc nước Sở vào ngày 5 tháng 5 âm lịch. Từ đó về sau, cứ đến ngày giỗ ông, nhân dân làm bánh ú tro thả xuống sông để cúng ông, vì bánh ú tro có 4 góc nên thả xuống nước cá không ăn được.

Bánh ú tro thường có vào dịp Tết mùng 5 tháng 5
Bánh ú tro thường có vào dịp Tết mùng 5 tháng 5 (Ảnh sưu tầm)

Trải qua thời gian nét văn hóa của người Trung Hoa đã được người Việt tiếp thu và chuyển hoá thành Tết Đoan Ngọ với tục giết sâu bọ khá đặc trưng. Bánh ú tro được xem là một trong những món ăn đặc sản Hội An vì nhờ có nguồn nước nơi này đã làm cho cái bánh thêm mềm, dẻo, và có hương thơm đặc trưng, khi ăn không cần chấm đường cát cũng cảm nhận được vị ngọt béo, thanh thanh của nếp.

Ngày nay, bánh ú tro được bán quanh năm trên các sạp hàng rong – địa điểm ăn uống của phố cổ, vì thế nếu muốn thưởng thức món ngon Hội An này bạn có thể mua một cách dễ dàng.

Bánh Lăn

Với người Hội An thì vào những dịp Tết âm lịch hay những ngày giỗ, chạp, bánh lăn là một món không thể thiếu được trên bàn thờ cúng ông bà, tổ tiên. Bánh lăn được xem là loại bánh đặc sảntruyền thống của người dân miền Trung. Để làm ra được những chiếc bánh thơm ngon, đòi hỏi những người thợ bánh phải cẩn thận chế biến qua nhiều công đoạn khác nhau.

Bánh Lăn món ăn đặc sản của Hội An
Bánh Lăn món ăn đặc sản của Hội An (Ảnh sưu tầm)

Bột nếp sau khi xay mịn phải được đem rang chín tiếp theo trộn gừng đã giã nát, cùng với một chút đậu phộng và một ít mè lên rồi đổ nước đường đã thắng vào. Kế đó người thợ phải vừa dùng cây khuấy đều, vừa nhồi bánh thật nhanh để nước đường thấm vào bột. Nhồi đến khi nào bột dẻo thì lăn bột tạo thành những chiếc bánh nhỏ nhỏ xinh xinh.

Chính vì thế bánh mới có tên gọi độc đáo là bánh lăn vì khi chế biến người ta không nặn bánh mà dùng tay lăn bánh thành những hình tròn nhỏ xinh. Sau công đoạn chế biến miệt mài đó, thành quả cho ra những chiếc bánh mịn màng với màu trắng trong, mang theo mùi thơm của gừng hoà quyện trong hương thơm nồng của bánh làm cho người thưởng thức không thể cầm lòng. Nếu bạn có cơ hội đi du lịch Hội An đừng bỏ qua cơ hội khám phá món ngon Hội An độc đáo này nhé!

Bánh Bò

Nếu bạn đã từng nghe giai điệu của bài Lý dĩa bánh bò của Nam Bộ thì chắc chắn không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức món bánh bò Hội An. Bánh bò được xem là một trong số những món quà dân giã mà bạn có thể mua được dễ dàng trên khắp các nẻo đường phố Hội.

Dĩa bánh bò trắng xốp hấp dẫn thực khách
Dĩa bánh bò trắng xốp hấp dẫn thực khách (Ảnh sưu tầm)

Để chế biến ra được chiếc bánh bò người thợ làm bánh cũng phải trải qua nhiều công đoạn. Bột mỳ là nguyên liệu chính để làm bánh, người ta phải trộn bột với nước đường vùa thắng tới, cho thêm một chút men chua vào rồi trộn cho đều, sau đó mang bột đi ủ nửa ngày. Bột bánh đã lên men thì được nắn thành bánh hình tròn nhỏ, đặt lên xửng cho vào nồi hấp. Lúc nào mà thấy bánh cứng, mặt rỗ, lấy tăm xiên vào được là bánh đã chín. Bánh bò không chỉ có vị ngọt mà còn có vị chua thanh của men, vị thơm dịu của dừa nạo nên rất được ưa thích.

Bánh Ít Lá Gai

Bánh ít lá gai là một trong số những món đặc sản Hội An nổi tiếng mà du khách luôn muốn có dịp thưởng thức khi đến với phố cổ. Bánh ít lá gai có mặt ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, song tại Hội An thì bánh có nét đặc trưng hơn cả nhờ hương vị khác lạ.

Bánh ít lá gai loại bánh truyền thống của người dân Quảng Nam
Bánh ít lá gai loại bánh truyền thống của người dân Quảng Nam (Ảnh sưu tầm)

Bánh ít lá gai ở Hội An có màu đen, vịt ngọt đậm, nhân được làm từ đậu xanh giã nhuyễn xào chín, gói bằng lá chuối khô rồi đem hấp cách thủy. Thành phẩm ra đời là một chiếc bánh tròn trịa, khi ăn có cảm giác dai dai của lá gai quyện với đậu xanh rất đậm đà.

Nếu không thích vị ngọt, thì ở Hội An người ta còn làm thêm bánh ít nhân mặn làm từ mộc nhĩ, cà rốt, và đặc biệt được làm hoàn toàn từ bột nếp. Nên nó được xem là một biến thể khác lạ của bánh ít lá gai là bánh ít mặn.

Bánh Tằm

Bánh tằm từ lâu đã trở thành một món ngon ăn chơi không thể thiếu đối với người dân Hội An, được làm từ nguyên liệu chính là khoai mỳ (củ sắn). Để làm bánh tằm người làm bánh khéo léo tách vỏ sắn và rửa thật sạch, chẻ đôi sắn trước khi ngâm nước lạnh pha muối chừng nửa ngày.

Sau đó mài nhuyễn sắn rồi cho vào túi vải, vắt ráo và giữ lại nước để lắng, thì lấy phần bột đọng bên dưới. Để tạo màu cho bánh, người thợ phải khéo tay phải vắt nước cốt dừa tạo màu trắng, giã lá dứa tươi để lấy nước màu xanh tự nhiên, sử dụng nước cà rốt tạo màu đỏ, hồng.

Dĩa bánh tằm nhiều màu hấp dẫn du khách
Dĩa bánh tằm nhiều màu hấp dẫn du khách (Ảnh sưu tầm)

Công đoạn tiếp theo là lấy bột sắn đã vắt ráo đổ ra thau trộn chung với đường, bột năng, trộn phần nước màu theo tỉ lệ thích hợp. Trộn hỗn hợp trên cho thật đều tay, cắt bột thành từng đoạn nhỏ vừa ăn rồi đem hấp. Bánh chín sẽ lăn qua hỗn hợp dừa bào vụn rưới ít nước cốt dừa lên trên, rắc thêm chút mè rang ăn kèm để tạo nên vị đặc trưng của đặc sản này.

Bánh tằm hấp dẫn thực khách bởi cảm giác dai, vị thơm bùi và cả vị béo ngậy của nước cốt dừa, thoang thoảng mùi thơm của mè rang tạo nên một hương vị vô cùng độc đáo và hấp dẫn.

Nếu có dịp du lịch Hội An du khách đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ngon Hội An có một không hai này.

Theo vntrip.vn