Món ngon ngày Tết

“TRÒN MẮT” với 8 loại bánh chưng biến tấu cực độc mà cực ngon

Những loại bánh chưng biến tấu độc đáo

1. Bánh chưng nếp nương lá riềng Điện Biên

bánh chưng biến tấu

(sưu tầm)

Điện Biên có vị thế địa lý tuyệt vời và đất đai màu mỡ đã cho ra đời nhiều sản vật ngon và quý hiếm. Một trong số những đặc sản đó chín là bánh chưng nếp nương lá riềng.  Loại bánh chưng này được làm từ những hạt gạo dài, mẩy, chắc mười hạt đều như mười nên dù có ninh nhừ đến mấy nó vẫn giữ được hình dáng của hạt gạo. Bánh chưng nấu bằng nếp nương cũng bền và có thể để trong tủ lạnh 3,4 ngày cũng không bị lại gạo như những loại bánh bình thường.

bánh chưng biến tấu

Nguyên liệu làm bánh (sưu tầm)

Thịt lợn dùng để gói loại bánh chưng biến tấu này cũng phải là loại lợn mán giống hiếm. Lợn mán được nuôi ở trong bản với lối chăn thả tự do và thức ăn là cây cỏ tự nhiên nên thịt rất chắc và thơm. Thịt lợn mán thuần chủng cũng sẽ có lớp mỡ béo ngậy tự nhiên.

bánh chưng biến tấu

(sưu tầm)

Thêm vào đó là phần nhân bánh là đỗ xanh được chọn ở vùng quê chuyên trồng đỗ. Khi nấu, đỗ sẽ tơi bở và béo bùi, màu vàng óng ả đẹp mắt. Những chiếc bánh cũng mang hương vị của thiên nhiên, của núi rừng Tây Bắc với những chiếc lá dong rừng bọc ngoài.

bánh chưng biến tấu

Khâu gói bánh cũng phải thật tỉ mỉ (sưu tầm)

Khâu chế biến cũng phải được tiến hành một cách chỉn chu và tỉ mỉ. Từ cách làm lá, lạt cho đến thịt, gạo, đỗ, và luộc,….đều phải theo một công thức gia truyền. Có như vậy nên bánh chưng Điện Biên luôn được du khách cả trong và ngoài nước yêu thích. Từ hình thức đến hương vị đều hoàn hảo.

2. Bánh chưng nếp cẩm

Loại bánh chưng biến tấu này còn được gọi bằng cái tên khác là bánh chưng đen. Đây là món truyền thống của người Tày và được làm từ những hạt gạo nếp cẩm của Tây Bắc. Điểm đặc biệt nhất chính là nó mang màu đen độc đáo. Mùa đen tím giống như hạt nếp cẩm và rát mềm, dẻo, vị thanh mát.

bánh chưng biến tấu

(sưu tầm)

Nguyên liệu để làm bánh cũng đậm chất vùng cao Tây Bắc. Đó là những cọng rơm nếp to, mọng, vàng được mang về rửa sạch. Sau đó người ta phơi khô rồi đem đốt thành tro, vò mịn và dùng miếng vải xô rây lấy phần mịn nhất. Gạo nếp sau khi vo sạch sẽ được trộn với tro mịn cho đến khi những hạt gạo được phủ một màu đen của tro.

bánh chưng biến tấu

Gạo nếp cẩm (sưu tầm)

Nhân của bánh cũng rất độc đáo. Người ta cho thêm cả hành vào nhân thịt mỡ và hạt tiêu vỡ, còn bên ngoài là bọc một lớp đậu xanh. Thêm vào đó là những chiếc lá dùng để gói bánh chưng cũng phải là lá dong rừng. Phải chọn loại lá bánh tẻ có màu xanh đậm và khổ nhỏ.

bánh chưng biến tấu

(sưu tầm)

Món bánh chưng nếp cẩm ngon nhất phải là khi nướng. Người ta cứ để cả lá như thế, đặt ở trên nếp than hồng và phủ than nóng lên trên. Để tới khi lớp lá ngoài cháy hết thì hương thơm của gạo nếp, của thịt mỡ, của thảo quả,… lan truyền trong không khí khiến ai cũng muốn nếm thử.

3. Bánh chưng ngũ sắc

Loại bánh chưng biến tấu độc đáo này chắc chắn có thể thay đổi khẩu vị và hình thức cho bánh chưng ngày Tết. Món này có 5 màu sắc khác biệt: xanh, vàng, tím, đỏ, trắng,…. Tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ với ý nghĩa mang đến sự may mắn và bình an cho năm mới. Những chiếc bánh ngũ sắc không chỉ độc đáo ở màu sắc mà còn có hương vị rất thơm, có sự hòa quyện của 5 vị khác nhau nên ăn không bị ngán.

bánh chưng biến tấu

(sưu tầm)

Để làm được tấm bánh chưng này cũng cần sự tỉ mỉ và khéo léo. Người ta phải cẩn thận từ các khâu: ngâm gạo, pha nước màu, đổ gạo vào khuôn,… Khi gói cũng cần phải chặt tay để các màu không bị lẫn với nhau và cho ra 5 màu đẹp nhất. Màu sắc của bánh cũng được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên như: màu xanh của nước lá riềng xay, màu vàng của nghệ tươi, màu đỏ lầ của gấc và màu tím là của nước lá cẩm hoặc nếp cẩm.

bánh chưng biến tấu

(sưu tầm)

4. Bánh chưng gấc đỏ

Ngoài bánh chưng xanh thì bánh chưng gấc đỏ cũng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đây cũng lầ một loại bánh lạ và có ít nơi làm. Để gói bánh chưng gấc đỏ thì cách gói vẫn giống bình thường, vẫn sử dụng lá dong hoặc lá chuối để gói.

bánh chưng biến tấu

Bánh chưng gấc đỏ (sưu tầm)

Để làm loại bánh chưng này không hề dùng phẩm màu mà là màu đỏ của gấc. Bề ngoài bánh vẫn xanh lá như bình thường nhưng khi bóc ra, màu đỏ cuẩ gấc đã hòa cùng nếp thơm tạo nên màu đỏ au rất đẹp. Màu sắc này không chỉ giúp bánh có màu đẹp mắt, ngon miệng hơn mà còn tượng trưng cho sự may mắn – hạnh phúc – thịnh vượng trong năm mới.

bánh chưng biến tấu

Màu đỏ tượng trưng cho may mắn (sưu tầm)

Nhân bánh vẫn là đỗ xanh nhưng trộn thêm chút đường và vẫn có thịt lợn nhưng phần nạc nhiều hơn mỡ.

5. Bánh chưng cốm

bánh chưng biến tấu

(sưu tầm)

Loại bánh chưng biến tấu này cũng khá là và ít nơi làm. Khi cắt bánh chưng ra, bạn sẽ thấy có 5 màu sắc hấp dẫn: màu đỏ hồng của thịt heo, màu vàng của nhân đậu xanh, màu trắng của nếp dẻo, màu xanh của lá và màu xanh ngọc độc đáo của cốm.

bánh chưng biến tấu

(sưu tầm)

Bánh chưng cốm khác bình thường ở chỗ là nguyên liệu có thêm cốm khô trộn vào với gạo nếp và lá thơm. Nhân của bánh thường là nhân ngọt với đỗ xanh được nấu tương tự chè kho, và có thêm miếng thịt nạc bên trong. Khi ăn, người ta sẽ cảm nhận được vị bùi và thơm của cốm. Chính nhờ hương vị thơm ngon đó mà những nàng dâu thường chọn để làm quà biếu dịp Tết.

6. Bánh chưng chay

bánh chưng biến tấu

Bánh chưng chay (sưu tầm)

Món này rất quen thuộc với nhiều người, nhất là những ai ăn chay hoặc ăn kiêng. Cũng gạo nếp trắng tinh vo kĩ, đỗ xanh đãi vỏ cẩn thận. Tuy nhiên sự khác biệt lại nằm ở nhân bánh. Chẳng có thịt mỡ như bình thường, nhã đạm nhưng vẫn có nét hấp dẫn riêng.

bánh chưng biến tấu

(sưu tầm)

Nhân bánh thường được làm từ các nguyên liệu: gấc tươi, vừng, dừa, bí đao, đỗ xanh, hạt sen, nước hoa bưởi,…. Đỗ xanh đồ chín tới, vàng tơi rồi trộn cùng nấm hương được xao tẩm kĩ. Chính những sợi nấm hương vừa đầm lại khiến cho tấm bánh chưng có một nét duyên riêng, đậm đà hương vị.

7. Bánh chưng gạo lứt nếp đỏ

bánh chưng biến tấu

(sưu tầm)

Món bánh chưng biến tấu này được làm từ các nguyên liệu như; đỗ xanh, muối, nếp lứt đỏ,….Món này không chỉ hấp dẫn nhờ hương vị đặc biệt mà còn bởi màu sắc hấp dẫn. Nếp be đỏ là loại nếp quý, có hạt to tròn màu hồng, thường có ở vùng cao Điện Biên.

bánh chưng biến tấu

(sưu tầm)

Bánh chưng này có vị thơm, ngọt, dẻo và màu hồng tươi tắn. Màu đỏ cũng biểu tượng cho sự sung túc, may mắn và phúc lộc đầu năm. Những ai ăn chay chắc chắn cũng sẽ thích loại bánh này đấy.

8. Bánh tét chữ chúc Xuân

Cái tên cuối cùng trong danh sách bánh chưng biến tấu chính là bánh tét chữ chúc xuân. Mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình miền Nam tường có cặp bánh tét để cũng tổ tiên và họ hàng. Đó là nét truyền thống không thể thiếu trong những ngày Tết rồi. Bánh Tét thì cũng nhiều loại: Bình Dương, Tây Ninh có bánh tét đậu phộng; Đồng Nai có bánh tét hột điều; Và ở Bến Tre lại có món bánh tét chữ chúc xuân độc đáo.

bánh chưng biến tấu

(sưu tầm)

Qua chiếc bánh, người ta gửi lời chúc năm mới với nhiều tài lộc, phú quý an khang. Chính sự tinh tế độc đáo trong từng đòn bánh mà mỗi khoang lại là một chữ cái riêng, một cặp bánh là một bộ chữ chúc Xuân. Đây sẽ là món quà ý nghĩa gửi tặng người thân dịp Tết.

bánh chưng biến tấu

Bánh tét chữ chúc xuân: loại bánh chưng biến tấu độc đáo của người Bến Tre (sưu tầm)

Khó nhất vẫn là lúc đưa chữ vào ruột bánh. Nếu không làm khéo chữ sẽ bị vỡ hoặc nếp sẽ nuốt mất con chữ. Người ta trải đều nếp ra, dùng khuôn tròn để cắt thành tưng khoanh bánh. Phải để khoanh bánh thật chắc thì khi trổ chữ mới không bị vỡ. Tiếp đó, dùng khuôn chữ ấn sâu vào khoanh bánh, cũng dùng khuôn đó để cắt chữ sau cho khi đặt chữ vào khuôn không bị vỡ mà vừa khéo.Thêm vào đó, bánh Tét nhân chữ cũng thường lớn hơn nên phải nấu thật kỹ mới chín được.

Theo vntrip.vn