Đôi khi chúng ta vô tình chế biến hoặc ăn một số loại thực phẩm cùng nhau có thể gây những phản ứng không tốt cho sức khỏe như ngộ độc, đau bụng, buồn nôn… thậm chí còn có thể gây tử vong.
Nitrit + thực phẩm có chứa amin = chất gây ung thư
Theo bác sĩ Zhang Zhengqi, tổng thư ký của Viện Độc học, và bác sĩ Lin Jieliang, một chuyên gia về chất độc cho biết, các loại thực phẩm chế biến như xúc xích, thịt xông khói, giăm bông, thịt nguội, thịt hộp, hải sản muối... chứa nhiều nitrit và nitrat để giữ cho thực phẩm này có màu gốc, cũng như khử trùng.
Một nguồn khác là do thực phẩm còn tồn dư quá nhiều nitrat do bón nhiều phân đạm.
Để giữ cho thực phẩm này có màu gốc, nó thường được thêm vào phụ gia thực phẩm nitrit và nitrat, chúng có tác dụng giữ màu và khử trùng.
Bản thân nitrat không gây hại nhưng lại dễ biến thành nitrit. Theo nhiều nghiên cứu, nitrit kết hợp với các amin tạo ra nitrosamine là chất gây ung thư thực nghiệm. Khi vào cơ thể, nitrat chuyển nitrit bởi vi khuẩn đường ruột.
Nitrit chuyển hemoglobin thành methemoglobin, do đó không vận chuyển được ôxy cho tế bào gây nên các triệu chứng ngộ độc như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy... Bản thân các loại thực phẩm ướp muối hay ngâm muối như cá muối, đặc biệt là dưa muối bị khú có hàm lượng nitrosamin cao.
Chuyên gia y tế này cũng cảnh báo thêm những kiểu kết hợp thực phẩm sai lầm, không được sử dụng cùng nhau:
Sữa với sô cô la dễ bị tiêu chảy
Sữa giàu protein và canxi, và sô cô la chứa axit oxalic, nếu trộn chúng với nhau, canxi trong sữa sẽ kết hợp với axit oxalic trong sôcôla để tạo thành oxalat canxi không tan trong nước. Sau khi ăn, nó sẽ không chỉ hấp thu nhanh vào cơ thể và gây tiêu chảy, khô tóc và tăng nguy cơ bị gãy xương.
Sữa giàu protein và canxi, và sô cô la chứa axit oxalic, nếu trộn chúng với nhau, canxi trong sữa sẽ kết hợp với axit oxalic trong sôcôla để tạo thành oxalat canxi không tan trong nước.
Trái cây giàu vitamin C và hải sản không dễ tiêu hóa
Khi kết hợp hải sản nhất là tôm với những trái cây giàu vitamin C, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (thạch tín), gây nên ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Chính vì vậy, sau khi ăn hải sản, bạn không nên sử dụng các loại quả như kiwi, cam, dâu tây, quả mâm xôi... Đây đều là những loại trái cây giàu vitamin C.
Sau khi sử dụng những món ăn hải sản, nếu bạn tiếp tục nạp vào cơ thể những loại quả chứa axit tannic sẽ cản trở sự hấp thụ protein và canxi có trong hải sản của cơ thể. Ngoài ra, canxi có trong hải sản sẽ kết hợp với axit tannic ở trong hoa quả hình thành nên một hợp chất rắn là a-xít tannic canxi.
Chính hợp chất rắn này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và dẫn đến các triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón … Vì vậy, bạn không nên ăn những loại trái cây chứa nhiều a-xít tanic như hồng, lựu, nho... ngay khi sử dụng hải sản.
Khi kết hợp hải sản nhất là tôm với những trái cây giàu vitamin C, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (thạch tín), gây nên ngộ độc thạch tín cấp tính
Rau bina và đậu phụ rất dễ gây sỏi
Đậu phụ chứa nhiều hai chất là magie clorua và canxi sunphat, trong khi đó cải bó xôi chứa axit oxalic. Khi kết hợp, nó sẽ tạo ra magie oxalate và canxi oxalate, hai chất kết tủa không tiêu này có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi cũng như gây ra sỏi thận .
Hải sản và bia rất dễ gây gút
Trong các loại hải sản như cá, tôm, cua, sò… có chứa rất nhiều purin và axit glycoisides. Nếu được ăn khi uống bia thì những chất này sẽ kết hợp với B1 trong bia tạo thành những chất khó đào thải khỏi cơ thể. Ngoài ra, nếu dùng chúng kèm với thức uống là bia thì có hại vì bia cản trở quá trình bài tiết đạm thừa ra khỏi cơ thể.
Đây là một trong những nguyên nhân gây nên chứng bệnh sưng nóng, đau đỏ các khớp và cơ. Lý do vì trong các khớp xương và mô cơ bị đọng lại lượng đạm lớn dư thừa. Nếu thường xuyên uống bia ăn nhiều hải sản thì lượng đạm thừa này sẽ tồn đọng, tích tụ trong các khớp, gây tổn hại cho khớp, gây rồi loạn chuyển hóa trong cơ thể. Đây là nguyên nhân gây nên bệnh gút.
Nếu được ăn khi uống bia thì những chất này sẽ kết hợp với B1 trong bia tạo thành những chất khó đào thải khỏi cơ thể.
Trứng và sữa đậu nành làm giảm sự hấp thụ protein
Ngoài những chất bổ dưỡng như protein thực vật, chất béo, carbonhydrate, vitamin… sữa đậu nành còn có chứa trypsin – chất ức chế hoạt động, ảnh hưởng tới tiêu hóa và cản trở quá trình hấp thụ protein trong cơ thể.
Do đó, thói quen uống sữa đậu nành trong hoặc sau khi ăn trứng sẽ tạo điều kiện cho chất trypsin phân hủy protein, làm giảm chất dinh dưỡng của trứng và giảm tỷ lệ hấp thụ proteintrong cơ thể. Chưa dừng lại ở đó, protidaza trong sữa đậu còn gây ức chế protein trong trứng gà.