An toàn thực phẩm

Bí quyết giữ dinh dưỡng khi dự trữ thực phẩm

Đối với rau củ quả: Có một số loại rau quả để lâu trong tủ lạnh mặc dù trông vẫn tươi nhưng thực tế thì đã bị mất hết dinh dưỡng.

Ví dụ như quả ớt chuông Đà Lạt có thể để trong tủ lạnh hàng tuần trông vẫn tươi nguyên nhưng thực chất nó sẽ bị mất hàm lượng đường chỉ trong vài ngày, ngay cả khi để trong tủ lạnh.

 
Bắp ngô cũng vậy, rất dễ bị mất hàm lượng đường và hạt sẽ bị cứng. Súp lơ, su hào, cải xanh, xà lách cũng có thể trữ được từ vài ngày đến một tuần nhưng đối với các loại rau này nên dùng ngay để có được hàm lượng vitamin tốt nhất. Các loại quả như xoài, dứa cũng chỉ nên lưu trữ 2 ngày, để lâu ăn sẽ không còn vị thơm ngon nữa.

Các loại nấm, các loại quả như mít, cam, đu đủ, bưởi, hồng xiêm có thể trữ từ 3-5 ngày. Các loại quả vỏ cứng: Măng cụt, sầu riêng... có thể giữ được trên một tuần.

1. Đối với thực phẩm tươi sống

Các loại thịt “chịu nhiệt” lâu hơn cá. Nếu để chế độ nhiệt độ thích hợp (4-7 độ C) thì thời gian tối đa để lưu trữ thịt trong tủ lạnh là từ 5 ngày đối với chim cút, chim bồ câu, thỏ; 7 ngày đối với lợn, gà, vịt; 10 ngày đối với bò, cừu, dê. Riêng với cá chỉ nên giữ trong tủ lạnh trong vòng 36 giờ. Trước khi cho cá vào tủ lạnh, nên bỏ đầu, mang và các phần thuộc ruột, đóng gói cẩn thận, không để chung với các thực phẩm chín để tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Nhiệt độ thích hợp khi bảo quản cá là từ 3-5 độ C.

2. Đối với thực phẩm đông lạnh

 

Khi rã đông phải chế biến ngay và không nên tái đông trở lại. Những thức ăn đã dùng chỉ nên dùng lại thức ăn bữa trước thêm một lần, nên đun kỹ thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm nhập và tồn lại trong thức ăn.
Theo Lamsao.com