Văn hóa ẩm thực

Loài cá đắt nhất Trung Quốc, phải đặt trước cả chục năm mới có thể thưởng thức được

Những loài cá này đều sống trên sông Dương Tử, một trong những con sông nguy hiểm nhất thế giới, đồng thời việc khai thác quá mức khiến số lượng thủy sản ở đây ngày càng hạn chế.

1. Cá kiếm sông Dương Tử

Loài cá đắt nhất Trung Quốc, phải đặt trước cả chục năm mới có thể thưởng thức được - 1

Cá kiếm thường sống ở biển, nhưng hằng năm từ tháng 2 đến tháng 3, chúng sẽ bơi ngược dòng vào sông Dương Tử (sông Trường Giang) để sinh sản. Đây là loài cá có hương vị cực kỳ tinh tế và có giá rất đắt. Trước đây, loài cá kiếm này là thực phẩm phổ biến của người dân vùng ven sông Dương Tử, nhưng do số lượng ngày càng hạn chế nên giá thành của chúng dần tăng vọt. Nguyên nhân là bởi sự ô nhiễm ở dòng sông này ngày càng lan rộng, việc đánh bắt cá trái phép và ồ ạt cũng phần nào khiến số lượng sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2012, tại Giang Tô, một con cá kiếm có khối lượng 325gr được bán với giá 59.000 tệ (khoảng 200 triệu VNĐ).

Bởi số lượng quá ít và mức giá quá cao nên những người sành ăn muốn được thưởng thức hương vị tuyệt ngon của nó phải chờ đợi rất lâu mới có thể mua được. Điều đặc biệt nữa, đây là loài cá tự nhiên, trải qua cuộc di cư từ biển vào sông nên chúng càng có giá trị cao.

2. Cá nóc sông Dương Tử

Loài cá đắt nhất Trung Quốc, phải đặt trước cả chục năm mới có thể thưởng thức được - 2

Cá nóc luôn được biết đến là một trong những loài cá nguy hiểm bậc nhất, nọc độc của chúng có thể khiến con người bị ngộ độc hoặc tử vong. Tuy nhiên, những người sành ăn ở Trung Quốc cho rằng cá nóc tự nhiên thì mới có hương vị tuyệt vời nhất, mặc dù nọc độc của nó cũng cao hơn hẳn so với cá nóc sống trong môi trường nhân tạo.

3. Cá chép sông Dương Tử

Loài cá đắt nhất Trung Quốc, phải đặt trước cả chục năm mới có thể thưởng thức được - 3

Loài cá chép này sống ở vùng hạ lưu sông Dương Tử. Nó được mệnh danh là "kho báu" ở phía nam dòng sông này. Vào những năm 1960, sản lượng cá chép ở đây đạt 300-600 tấn. Tuy nhiên đến năm 1970, giá cả và sản lượng bắt đầu biến động. Vào năm 1980, việc xây dựng thủy điện đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và số lượng đánh bắt quá mức khiến nó gần như rơi vào tình trạng tuyệt chủng. Hiện nay, rất hiếm khi có thể đánh bắt được loại cá chép này, do đó để có thể thưởng thức được chúng thực khách ngoài việc phải chờ đợi rất lâu mà còn phải chi ra một số tiền khổng lồ.

Theo