An toàn thực phẩm

Làm sao để bảo quản thức ăn đông lạnh đúng thời hạn?

Tủ đông lạnh hoặc ngăn đá tủ lạnh là nơi an toàn để bảo quản thức ăn đông lạnh cho bé và cho cả gia đình bạn. Tuy nhiên không phải bạn có thể bảo quản thức ăn đông lạnh quanh năm mà mỗi loại sẽ có 1 hạn nhất định.

Những bà nội trợ nhớ lưu ý những điều dưới đây khi bảo quản thức ăn đông lạnh nhé!

1. Tủ đông lạnh hoặc ngăn đá tủ lạnh là nơi an toàn để bảo quản thức ăn đông lạnh cho bé và cho cả gia đình bạn.

Cách này rất hợp với những người mẹ bận rộn, lại vẫn đảm bảo thực phẩm đủ dinh dưỡng khi nấu món ăn cho con. Điều quan trọng là cần bảo quản thức ăn đông lạnh đúng cách. Nếu mua đồ đông lạnh ở siêu thị thì cần xem hạn sử dụng. Với thức ăn tự chế biến, nên dán nhãn lên từng loại, đề tên, ngày tháng và bảo quản ở -18ºC.

2. Thời gian bảo quản đồ đông lạnh an toàn

Các loại thực phẩm khác nhau có thời gian đông lạnh riêng:

Thịt bò tảng: 4-6 tháng. Thịt bò băm nhỏ: 3-4 tháng. Thịt thái lát/ xông khói/ xúc xích: 2-3 tháng. Thịt gia cầm (gà/ vịt): 4-6 tháng.

Cá chứa dầu (cá ngừ, cá hồi): 3-4 tháng. Thủy sản có vỏ: 2-3 tháng. Cá nước ngọt: 2-3 tháng.



Rau, củ, quả đã nấu chín và nghiền nhuyễn có thể bảo quản tối đa tới 6 tháng.

Thức ăn chế biến: Soup/ nước sốt: 3 tháng. Bánh: 3-4 tháng.

Các sản phẩm từ sữa: Bơ: 6 tháng. Phômai cứng: 4-6 tháng. Phômai mềm: 3-4 tháng. Kem: 3-4 tháng.

Sữa mẹ: Sữa mẹ có thể bảo quản tối đa trong tủ đông tới 6 tháng nhưng với ngăn đá tủ lạnh chỉ nên là 2 tuần.

- Luôn đông lạnh sữa mẹ trong vòng 24 tiếng sau vắt.

- Chọn túi (hộp) đựng được khử trùng và kín (chai nhỏ có nắp hoặc túi chuyên dụng đựng sữa mẹ là lý tưởng).

- Rã đông khi muốn sử dụng và đổ bỏ lượng sữa thừa.

3. Cách rã đông đồ đông lạnh

Rời đồ ăn từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh qua đêm hoặc có thể bỏ ra ngoài, ở nhiệt độ phòng. Đặt đồ đông lạnh ở trên bề mặt an toàn, sạch và đề phòng chúng bắt đầu nhỏ nước ngoài bao bì.

Không cố gắng làm tan băng ngay bằng cách đặt đồ ăn vào nước ấm. Nếu cần dùng ngay, có thể chọn cách rã đông bằng lò vi sóng.

Hâm nóng (hoặc đun sôi) đồ đông lạnh là tốt nhất, ngay cả với những loại đã được nấu chín trước khi đem đông lạnh.

Không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa. Nhưng bạn có thể làm đông lạnh lại thực phẩm sống đã được nấu chín. Chẳng hạn, bạn giữ đông lạnh miếng ức gà. Sau đó, bạn rã đông và nấu chín miếng ức gà này. Tiếp tục đông lạnh ức gà sau khi đã nấu chín nhưng cần sử dụng trong thời gian nhanh nhất có thể.
Theo Lamsao.com
Cùng chuyên mục