Là một vùng núi cao được thiên nhiên bao bọc, đi kèm với tính đa dạng về hệ sinh thái là sự phong phú trong chế biến ẩm thực, đậm chất núi rừng. Thêm vào đó phải nói tới một món ăn đặc sản kinh điển - Phân non Nậm Pịa “Nhìn vào bên trong thì nước đục một màu, ngửi thì nồng lên tận mũi, ngậm thì đắng hăng tận cổ, chưa kể còn sền sệt như vướng ở họng khi nuốt”.
Nhưng nếu đã ăn Nậm Pịa đến miếng thứ hai thì “Ngon từ cái, ngọt từ nước, thơm nồng mùi mắc khén”, lúc này vị đắng đã dịu dần, chạy từ cổ họng ngược lên cuống lưỡi, hình thành ra những tiếng âm thanh “Nhẹp nhẹp trong mồm nghe rất tỉ tê”.
Miêu tả một chút về nó như thế chắc cũng đã đủ, vậy Nậm Pịa là gì mà tại sao nó lại dị hình đến thế. Nếu hiểu từ tiếng Thái sang tiếng quốc ngữ thì Nậm chính là canh, còn Pịa lại là thứ dịch nhầy sền sệt trong ruột non của động vật ăn cỏ và có chức năng làm tiêu hóa thức ăn. Nhưng vì thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn nên người ta gọi đây là “Phân non của động vật ăn cỏ”.
Tốt rồi, vậy là chúng ta đã hiểu thêm một khái niệm mới, nếu như phân là thứ chất thải dư thừa từ cặn bã của thức ăn, thì phân non lại là cái đống còn chưa tiêu hóa hết. Thông thường trí tưởng tượng của con người rất phong phú, nếu Nậm Pịa mà không gắn thêm từ phân thì chắc chắn nó sẽ rất ngon, còn nếu ai đó đã biết nó là một phần của phân sống thì có lẽ món ăn sẽ hơi khó chấp nhận một chút. Nhưng đừng sợ, bởi chính chất dịch tiêu hóa đó còn cho ta biết rằng “Đấy là vị trí chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng đem nuôi cơ thể, tuy không ngon nhưng chúng lại rất bổ và không đáng sợ như những gì ta nghĩ”. Chưa kể, bây giờ chúng ta cũng đã hiểu thêm ra một điều rằng “Vì sao trâu bò lại được coi là loài động vật nhai đi nhai lại”.
Để giảm bớt sự ngần ngại khi liên tưởng đến từ “Phân” thì các bạn có thể gọi nó theo cái tên mỹ miều hơn “Ngưu Tát Phiết”, còn khi giao tiếp với người dân tộc thôi thì cứ sử dụng từ nguyên bản “Nậm Pịa hay Nặm Pịa” để người ta dễ hiểu.
Đặc điểm nhận dạng đã rõ, tên gọi cụ thể cũng đã biết, vậy thì còn mỗi công đoạn chế biến là cần đảo qua một chút. Phải nói rằng, người dân xứ núi nghĩ ra được cách thức chế biến này quả là độc đáo.+ Đầu tiên họ lấy chất dịch tiêu hóa Pịa ra khỏi động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, chính là phần ruột non.+ Sau đó thít chặt hai đầu ruột non để tránh chất dịch tiêu hóa bị pha tạp với các chất bên ngoài không khí.+ Công đoạn tiếp theo là đun sôi nước dùng, ninh ngọt nước xương cùng các nguyên liệu thịt, sụn, lục phủ ngũ tạng động vật.+ Mất vài tiếng ninh nhừ, người ta sẽ tiến hành cắt phần ruột non thành nhiều khúc, thả vào nồi cùng với rau thơm, củ sả, hạt tiêu cay mắc khén, mùi tầu, tỏi ớt v.v…+ Công đoạn cuối cùng là khuấy đều, cho tới khi hỗn hợp sền sệt trở thành một màu vàng nâu, hay nâu sẫm là hoàn thành.
Mặc dù được coi là một món ăn đặc sản kinh điển, nhưng không phải ai cũng ăn được. Phần lớn thì mới đầu hơi khó ăn, nhưng sau đó họ lại khen ngon. Còn với một số người không ăn được các chất béo ngậy, thì sẽ có cảm giác lợm giọng buồn nôn, vì thế các bạn đừng húp suông nước canh, mà hãy ăn cùng với cơm hay chấm với bánh mì cũng được.
Và đó, chính là cái thứ mà được người ta đồn thổi khi mỗi lần có dịp tiến lên Tây Bắc, khám phá ẩm thực dân tộc. Với Tour du lịch Tây Bắc chúng tôi cũng phải thừa nhận rằng “Khi con người ta bị chi phối bởi tự nhiên, thì sẽ nảy sinh ra rất nhiều ý tưởng độc lạ để phục vụ cuộc sống”.