Văn hóa đồ uống

Cách uống rượu không say ngày Tết

Vào những ngày Tết, người Việt thường có thói quen dùng rượu để chúc Tết, uống rượu trong những bữa tiệc, họp mặt gia đình, bạn bè… Vì thế, tình trạng say xỉn là không thể tránh khỏi, để giúp bạn không bị “xuống sức” vì rượu trong kỳ nghỉ Tết này.

Ăn những món nhiều dầu mỡ

Ăn những món nhiều dầu mỡ

Các món ăn có nhiều dầu mỡ như gà quay, thịt chiên, chả giò… bạn nên ăn trước khi bắt đầu uống rượu. Với cách uống rượu không say này, dạ dày và ruột của bạn sẽ được tráng qua một lớp dầu, giúp lượng cồn hấp thu vào máu qua 2 cơ quan này thấp đi, bạn sẽ không cảm thấy say xỉn.

Uống nước chanh

Uống một ly nước chanh đường hay ăn một số trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi… sẽ làm trung hòa lượng cồn trong rượu, giúp bạn tránh được các nguy cơ bị ngộ độc, say xỉn.

Ăn lòng trắng trứng

Ăn lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng gà, vịt, chim cút… miễn là lòng trắng trứng thì đều sử dụng được bạn nhé. Trong lòng trắng trứng có chứa thành phần albumin, chất này có tác dụng kết tủa cồn trong rượu, làm giảm lượng cồn hấp thu vào máu. 

Chất này còn giúp bảo vệ niêm mạc của dạ dày khi có tình trạng xung huyết, loét da dày… do tác động của chất cồn trong rượu với cơ thể bạn.

Ăn rau cần, củ cải trắng, đậu xanh

Các món ăn làm từ đậu xanh, các món có rau cần, củ cải trắng, bạn nên ăn khi đang uống rượu. Các món này giúp phân giải cồn trong rượu, giảm hấp thu cồn vào máu, giúp bạn tỉnh táo, không bị say xỉn khi phải uống nhiều rượu.

Vừa ăn vừa uống rượu

Với cách uống rượu không say này, bạn thực hiện khi đang ở trong bữa tiệc. Khi bạn vừa ăn vừa uống, lượng rượu bạn đưa vào cơ thể sẽ ít hơn so với khi bạn chỉ uống mà không ăn.

Việc vừa ăn vừa uống còn giúp cơ thể có thời gian phân giải lượng cồn trong rượu cũng giúp bạn tránh bị ngộ độc. Bởi khi uống quá nhiều quá nhanh, cơ thể của bạn sẽ không kịp chuyển hóa cồn trong rượu, lượng cồn còn tồn đọng sẽ hấp thu vào máu gây nên tình trạng say xỉn, ngộ độc.

Không uống rượu cùng với nước có gas

Không uống rượu cùng với nước có gas

Khi bạn kết hợp nước ngọt có gas với rượu sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thu cồn vào máu, khiến bạn nhanh chóng rơi vào trạng thái say xỉn, gan và các bộ phận khác đang hoạt động để phân giải cồn cũng sẽ “quá tải” mà bị tổn hại, làm cho sức khỏe của bạn bị giảm sút nghiêm trọng.

Nếu muốn nôn hãy nôn ngay

Khi uống nhiều rượu, bạn sẽ có cảm giác muốn nôn, khi đó bạn không nên uống thuốc chống nôn cũng không nên kìm nén việc buồn nôn mà nên chọn một địa điểm không ai để ý như WC và nôn ngay. Vì nôn là một trong những cơ chế tự bảo vệ của cơ thể giúp đào thải các chất độc ra ngoài một cách nhanh nhất.

Uống nhiều nước, ăn cháo sau khi nôn

Uống nhiều nước, ăn cháo sau khi nôn

Nôn xong, bạn sẽ rất mệt mỏi, bạn cần bổ sung nước, năng lượng bằng cách uống nước sạch, các loại nước sinh tố, nước chanh có đường. Hoặc ăn một bát cháo loãng sẽ giúp dạ dày đang khó chịu của bạn thoải mái hơn.

Thử canh, nước giải rượu khi thấy mệt mỏi, say xỉn

Cảm thấy mệt mỏi, muốn say, bạn nên uống hay ăn các món giúp giải rượu như nước mía, nước ép củ cải trắng, nước ép bưởi, cà chua, cà phê đặc, trà xanh, thức uống có nguồn gốc từ đậu xanh.

Nếu bạn muốn nôn nhưng không nôn được, thì giã nát một ít đậu xanh, thêm nước, đường, uống vào sẽ làm bạn nôn, giúp đẩy mọi thứ trong dạ dày ra, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Còn khi bạn bị say xỉn, kèm theo đau đầu, nên lấy ít rau cần giã nát, vắt lấy nước uống sẽ giúp giải rượu nhanh và giảm đau đầu hiệu quả. Mật ong và gừng đem sắc lấy nước uống cũng giúp giải rượu cực tốt.

Nếu bạn hay người thân say xỉn mà khi áp dụng các cách giải rượu trên mà vẫn không thoải mái, tim mạch, hô hấp rối loạn…Nên liên hệ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp khám chữa bệnh kịp thời nhé.

Cách uống rượu không say với nhiều phương thức thực hiện linh hoạt, nếu bạn áp dụng tốt tin rằng bạn sẽ vượt qua các “chén rượu mời khó từ chối” vào dịp Tết một cách dễ dàng. Bạn biết những cách uống rượu không say khác? Chia sẻ với mọi người nào!

Theo dienmayxanh.com