Rau muống là món ăn xuất hiện thường xuyên trong bữa cơm của người Việt. Chúng ta có thể ăn rau muống luộc, rau muống xào hay nộm rau muống hằng ngày, thế nhưng bạn đã biết tác dụng của rau muống cụ thể là gì chưa? Liệu bạn có nằm trong đối tượng không nên ăn rau muống?
Chất béo cholesterol trong máu là một chỉ số được rất nhiều người quan tâm vì liên quan trực tiếp tới sức khỏe tim mạch, là yếu tố quyết định bệnh tiểu đường. Thông thường, chúng ta luôn muốn làm giảm cholesterol có hại. Và rau muống chính là một thực phẩm có khả năng này. Theo một nghiên cứu khác, rau muống thậm chí còn hạn chế được triglycoside (chỉ số mỡ máu) một cách đáng kể.
Tác dụng của rau muống giúp giảm cholesterol trong máu (Nguồn: draxe.com)
Từ xưa, y học cổ truyền tại Ấn Độ đã dùng rau muống để điều trị bệnh vàng da và các vấn đề liên quan tới gan. Rau muống có các chất chống lại được các hóa chất có hại và có nhiều enzym giải độc hỗ trợ quá trình oxy hóa và thậm chí còn loại bỏ được các gốc tự do không tốt.
Chúng ta đều biết đối với người thiếu máu thì rất cần bổ sung khoáng chất sắt. Trong rau muống chứa hàm lượng sắt khá lớn, vậy nên người thiếu máu đều được khuyến khích nên ăn nhiều loại rau này. Ngoài ra, phụ nữ trong quá trình mang thai cũng sẽ mất nhiều máu nên ăn rau muống cũng rất có lợi. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm những thực phẩm hỗ trợ bệnh thiếu máu khác để đa dạng cho thực đơn và điều trị hiệu quả.
Nếu hỏi rau muống có chất gì nhiều nhất thì câu trả lời sẽ là chất xơ, có vai trò tích cực trong quá trình tiêu hóa của cơ thể. Đặc biệt, rau muống được đông y công nhận là loại rau tốt cho người bị khó tiêu, táo bón và thậm chí còn dùng để chữa trị cho bệnh nhiễm giun đường ruột được.
Đái tháo đường là một bệnh khá phổ biến hiện nay do đời sống ngày càng nâng cao, thói quen ăn nhiều đồ ngọt, dầu mỡ của con người cũng tăng. Thế nên nghiêm túc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh hơn, cụ thể là bổ sung thêm rau muống - loại rau có các chất kháng bệnh tiểu đường là một lựa chọn thông minh. Rau muống còn được sử dụng để hỗ trợ trị tiểu đường ở phụ nữ mang thai.
Rau muống phòng ngừa tiểu đường (Nguồn: songchatluong.com)
Trong rau muống chứa rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe tim mạch: vitamin A, C, beta-carotene,... chống oxy hóa cholesterol và hạn chế các gốc tự do, folate giúp chuyển đổi homocysteine - chất tiềm ẩn gây đau tim hoặc đột quỵ, magie làm giảm huyết áp ở người huyết áp cao,... Tuy không nằm trong top đầu những thực phẩm tốt cho tim mạch, nhưng bổ sung rau muống vào thực đơn vẫn có tác dụng nhất định.
Rau muống - loại thực vật dễ trồng, dễ tìm và dễ ăn (Nguồn: pinterest.com)
Rau muống có rất nhiều hợp chất chống oxy hóa, lên đến tầm 13 loại khác nhau. Các chất này loại bỏ gốc tự do, tạo môi trường tốt cho tế bào tự nhiên. Đây đều là những tiền đề giúp phòng tránh ung thư như ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư trực tràng,... Kết hợp dùng rau muống đều đặn xen kẽ trong những bữa ăn và đăng ký khám tầm soát ung thư để đảm bảo cơ thể không mắc phải căn bệnh quái ác.
Một tác dụng của rau muống nữa mà ít ai ngờ tới đó là bổ mắt. Tương tự như những loại cà rốt bổ dưỡng, rau muống giàu carotenoid, vitamin A và lutein. Đây đều là những chất tốt cho thị giác. Ngoài ra chúng còn một nhiệm vụ nữa là làm tăng nồng độ glutathione giúp phòng tránh đục thủy tinh thể hiệu quả.
Hệ miễn dịch của cơ thể bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn khi ăn rau muống thường xuyên. Lý do là vì rau muống có chất giúp trung hòa và diệt các độc tố có hại.
Nước rau muống được không ít chị em dùng để giảm đau bụng kinh. Rau muống thật sự có khả năng hỗ trợ giảm đau trong các trường hợp bị đau nhẹ, không quá nghiêm trọng.
Như đã nói ở trên, rau muống cung cấp lượng chất sắt dồi dào. Khi bị chảy máu mũi, cơ thể cần bổ sung lại một lượng sắt nhất định và rau muống là lựa chọn đơn giản, dễ tìm của chúng ta.
Theo y học cổ truyền, rau muống có vị ngọt, có tính hàn. Vậy nên chúng có khả năng giải nhiệt, từ đó thúc đẩy quá trình lưu thông máu và đồng thời còn giải độc, tiêu thũng. Tuy nhiên, các bài thuốc từ rau muống chỉ dùng để chữa bệnh trĩ mức độ nhẹ.
Rau muống là thực phẩm giàu magie. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân đầu tiên của bệnh mất ngủ là thiếu magie. Magie đầy đủ sẽ giúp làm thư giãn cơ bắp trong cơ thể chúng ta.
Rau muống giúp ngủ ngon hơn (Nguồn: britcdn.com)
Tác dụng của rau muống là việc không thể bàn cãi. Thế nhưng, cũng như mọi loại thực phẩm khác, chúng cũng sẽ gây hại nếu ăn quá nhiều trong một số trường hợp nhất định:
Nếu bạn nấu rau muống chưa chín kỹ hoặc ăn rau muống sống không được sơ chế sạch sẽ thì nguy cơ ăn phải sán khá cao. Sán phổ biến trong rau muống tên là Fasciolopsis buski sẽ ký sinh trong thành ruột người, dẫn đến khó tiêu, đau bụng, dị ứng,... bị nặng thậm chí còn có thể tử vong.
Trường hợp bị dị ứng rau muống không thường xuyên xảy ra nhưng không phải là không có. Nếu sau khi ăn thấy cơ thể có dấu hiệu lạ, bạn nên tìm hiểu xem rau muống có chất gì mà cơ thể mình mẫn cảm hay không và tốt nhất nên dừng ăn để bảo đảm không gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn.
Rau muống là một loài rau ăn lá điển hình và đặc điểm của loại rau này là khi trồng rất dễ gặp sâu. Để cải thiện tình trạng đó nhanh chóng, không ít người nông dân đã phun thuốc trừ sâu, gây ra rất nhiều tác hại xấu cho sức khỏe người ăn hay dùng thuốc kích thích để rau tăng trưởng nhanh. Bạn nên mua rau ăn lá sạch từ nguồn đảm bảo như tại VinEco thì việc hấp thụ phải chất độc hóa học sẽ không bao giờ xảy ra.
Sau khi phẫu thuật hoặc khi bị thương ngoài da, chúng ta đều được mọi người khuyến cáo không được ăn rau muống một thời gian vì sẽ để lại sẹo lồi rất mất thẩm mỹ. Điều này hoàn toàn có cơ sở. Trong loại rau này có chất Madecassol kích thích phát triển xơ nên nếu bạn là người cơ địa sẹo lồi thì rất nguy hiểm. Tuy nhiên với người cơ địa bình thường thì ăn rau muống sẽ không bị ảnh hưởng gì.
Rau muống xào ăn giòn và ngọt rất đưa cơm (Nguồn: yesorganic.vn)
Không phải với bất kỳ ai, câu trả lời cho câu hỏi ăn rau muống có tốt không đều là có. Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không nên ăn rau muống thường xuyên mà chỉ nên ăn một lượng nhất định.
Bệnh gút xảy ra do tình trạng thừa chất đạm trong cơ thể. Trong khi đó, rau muống lại là thực vật rất giàu đạm. Tuy không thể nhiều đạm bằng các loại thịt nhưng 500g rau muống cũng cung cấp protein tương đương 100g thịt lợn. Việc ăn nhiều rau muống tức nạp nhiều chất đạm sẽ càng khiến bệnh trở nặng.
Người đang mắc các bệnh về thận như suy thận, sỏi thận không nên ăn thực phẩm có nhiều oxalat. Bên cạnh rau dền, tỏi tây, đậu bắp,... thì rau muống cũng bị liệt vào danh sách này. Không những thế, rau còn chứa nhiều canxi, kali, muối khoáng,... đều không tốt cho thận.
Hiện nay khoa học vẫn chưa chứng minh được tác hại của rau muống đối với huyết áp. Tuy nhiên, dù có lợi cho sức khỏe tim mạch nhưng rau muống lại ẩn chứa nguy cơ làm tăng huyết áp. Vậy nên tốt nhất nếu bạn cao huyết áp thì cũng nên không ăn quá nhiều rau muống.
Ở mục trên, chúng ta đã nêu một trong những tác hại của rau muống là làm sẹo bị lồi vĩnh viễn. Vậy nên nếu bạn đang bị thương ngoài da, dù nặng hay nhẹ thì cũng nên tuyệt đối bỏ rau muống ra khỏi thực đơn của mình.
Nếu bạn đang điều trị bệnh nào đó bằng thuốc, đặc biệt là thuốc đông y thì cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi ăn rau muống. Trong rau có loại chất gây giã thuốc, nếu nghiêm trọng còn làm giảm hay mất hẳn công dụng của thuốc.
Tương tự như bệnh gút và sỏi thận, ai đang có vấn đề về xương khớp cũng không nên ăn rau muống. Lý do là rau muống sẽ khiến vùng bị đau càng thêm tê nhức do có tính phong.
Để đổi khẩu vị, hãy thử chế biến rau muống theo nhiều cách nhé (Nguồn: myasiankitchenny.com)