Các món lẩu ngon

Tuyệt chiêu nấu nước lẩu ngon cho các món lẩu

Với các món lẩu khác nhau như lẩu gà, lẩu riêu cua, lẩu thập cẩm, lẩu Thái... thì nước lẩu ngon sẽ khiến cho bữa lẩu ngon hơn rất nhiều. Dưới đây là bí quyết nấu nước lẩu tuyệt ngon cho các bữa lẩu mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn


1. Chọn xương:

Ninh thật tươi Một nguyên tắc bất di bất dịch khi chế biến món lẩu là xương heo khi chọn để làm nước lẩu thì phải là loại xương tươi. Không được xương đã ôi thì sẽ có mùi làm nồi nước lẩu mất ngon. Cũng không còn xương đầu vì xương đầu heo khiến nước lẩu bị hôi, nên chọn xương hom và xương đuôi thì nước lẩu sẽ vừa ngon, vừa ngọt.



Bạn nên chọn mua xương ở các cửa hàng bán thịt có nguồn gốc thịt rõ ràng, có niêm yết giá và thời gian giết mổ, sử dụng cho an toàn nhé! 

2. Chọn nguyên liệu: 

Đặc trưng cho từng món lẩu Không phải cứ món lẩu khác nhau nào cũng dùng được một công thức nấu nước lẩu giống nhau. Các bạn cần chú ý rõ điều này nhé!

Với lẩu gà: Nước lẩu gà nhất định không thể thiếu xương heo và xương gà, hành khô và gừng nướng, 1 -2 cây sả, dứa và cà chua. Lúc gần ăn thì bỏ thêm thuốc bắc và nấm hương đã được ngâm nở. 



Với lẩu bò, vịt:
 
Với nước lẩu của món lẩu bò, vịt thường cần có gừng, hành tím nướng, sả. Hành và gừng nướng chín sao không cháy vỏ, có tác dụng làm nước lẩu trong và lên màu đẹp. Bạn có thể thêm hoa hồi, quế chi và thảo quả vào nồi nước lẩu bò.

Với lẩu hải sản: 

Với lẩu hải sản, cần gừng, sả, dứa, cần tây, sa tế để nồi nước lẩu chua chua ngọt ngọt mà không nồng mùi hải sản.

Với lẩu cua đồng: 

Ngoài nước xương và nước thịt cua bạn chỉ cần thêm dấm bỗng, cà chua chưng vàng để tạo độ chua ngọt cho nước dùng lẩu. 

3. Thời gian nấu nước lẩu:

Bạn nhất định phải chần qua xương cục bằng nước sôi cho hết chất bẩn rồi rửa sạch. Đổ nước lạnh và bật lửa to để đun sôi nhanh xương. Sau đó nồi nước xương sôi thì hạ nhỏ lửa, chờ bọt cứng lại thì vớt ra và tiếp tục đun liu riu.



Theo miwon.com.vn
Theo
Cùng chuyên mục