Nguyên liệu làm bánh rán lúc lắc/ bánh rán vừng
- Phần vỏ bánh
100g bột nếp khô
15g bột gạo tẻ
25g đường
1 củ khoai lang mật luộc chín, nghiền nát (có thể thay thế bằng khoai tây)
50-100ml nước ấm
50g mè trắng
- Phần nhân bánh
70g đậu xanh bỏ vỏ, ngâm qua nước 2h.
30ml dầu ăn
Cách làm bánh rán lúc lắc, bánh rán vừng:
Bước 1: Phần vỏ bánh:
Trộn khoai lang mật đã nghiền nát, 100g bột nếp, 15g gạo tẻ và 25g đường vào một âu lớn. Sau đó thêm từ 50-100ml nước ấm vào bột, trộn đều tay đến khi khối bột mịn, không dính tay là đạt. Lượng nước thay đổi tùy theo các loại bột khác nhau, nếu bột nếp xay trực tiếp từ hạt gạo thì độ hút nước sẽ ít hơn, lượng nướng giảm. Để bột nghỉ 45 phút.
Bước 2: Phần nhân bánh:
- Cho đậu xanh đã ngâm mềm vào nồi, đổ nước ngang mặt đậu, nấu trên lửa vừa đến khi chín nhừ. Tiếp theo cho đậu vào máy xay, thêm 25g đường, xay nhuyễn và đổ ra chảo chống dính, thêm 30ml dầu ăn, sên đậu trên lửa nhỏ đến khi thành một khối mịn. Khi đậu còn nóng chia nhân thành nhiều viên tròn từ 10-12g.
Bước 3: Nặn bánh:
Chia bột vỏ bánh thành 20 phần, mỗi phần 12 – 14 gram.
- Vê tròn một phần bột, ép dẹt rồi đặt nhân vào giữa, gói lại. Chúng ta cần ép vỏ bột sát với nhân. Bọc hết cả 20 phần bánh.
- Nhúng đầu ngón tay qua nước rồi vê viên bánh cho vỏ ngoài bánh hơi ướt một chút rồi lăn bánh qua vừng. Nước giúp vừng dính vỏ dễ hơn. Sau đó nắn lại nhẹ nhàng để vừng dính chặt vào vỏ bánh, khi rán sẽ không bị rụng ra ngoài.
Bước 4: Rán bánh:
Làm nóng dầu ăn trên lửa vừa để dầu nóng tới khoảng 150 độ C.Thả bánh vào nồi. Đợi khoảng 1 – 3 phút cho vỏ bánh hơi se lại thì dùng đũa đảo nhẹ cho bánh không dính nhau và không dính đáy nồi. Rán bánh trên lửa vừa tới khi vỏ bánh phồng to và bánh nổi lên mặt dầu thì vớt ra, để lên giá đựng bánh cho ráo dầu.
Nguyên liệu làm bánh rán mặn:
- Phần vỏ:
250g bột nếp khô
35 gram bột gạo tẻ
5 gram muối
50 gram khoai tây hoặc khoai lang luộc chín, nghiền mịn
200 – 240 ml nước ấm (khoảng 40 – 50 độ C)
Khoảng 300 – 400 ml dầu ăn để chiên bánh
175 gram thịt lợn xay
50 gram cà rốt
18 – 20 gram miến khô
3 cái mộc nhĩ (khoảng 8 – 10 gram)
20 gram hành tây
5 ml dầu ăn
1/2 thìa cafe (tsp) bột nêm hoặc muối
- Nước chấm
25 gram đường
15 – 18 ml nước cốt chanh
15 – 20 ml nước mắm
Tỏi, tiêu, ớt – tuỳ khẩu vị
Cách làm bánh rán nhân mặn:
Trộn khoai lang đã nghiền nát, 250g bột nếp, 35g bột tẻ, 5g muối vào một ấu lớn. Từ từ cho 200ml nước ấm vào, nhồi bột đều tay, đến khi thành khối mịn không dính tay là đạt. Nên cho từng lượng nhỏ nước vào bột để kiểm soát độ ẩm vừa phải cho bột bánh. Để bột nghỉ 45 phút.
Bước 2: Cách làm nhân bánh rán mặn
- Ngâm miến và mộc nhĩ nở mềm, vớt ra và vắt cho thật ráo nước. Thái mộc nhĩ thành sợi nhỏ. Cắt miến thành khúc 2 – 3 cm. Gọt vỏ cà rốt, bào thành sợi. Thái hạt lựu hành tây. Trộn thịt, cà rốt, hành, mộc nhĩ, miến vào bát, dầu ăn và bột nêm hoặc muối. Chia thành 12 phần nhỏ, mỗi phần nặng khoảng 25 gram.
- Chia nhân thành 12 phần, mỗi phần 25 – 28 gram. Chia bột thành 12 phần, mỗi phần khoảng 50 gram. Lấy một phần bột, ấn cho bột hơi dẹp rồi nắn cho rìa bột mỏng hơn giữa bột. Đặt nhân vào giữa. Vuốt để bột áp sát với nhân. Gói lại và dính mép bột thật kĩ.
- Khi đã nặn xong hết bánh thì dùng nilon bọc thực phẩm che đậy kín cho bánh không bị khô. Để bánh nghỉ ít nhất 1h.
Bước 4: Làm nước chấm:
Cho 25 gram đường, 15 ml nước chanh và nước vào âu, nêm nếm theo khẩu vị chua ngọt cân bằng.Từ từ cho nước mắm vào bát nước chanh, quấy đều. Tuỳ theo khẩu vị mà có thể cho thêm tỏi, ớt băm, tiêu, cà rốt.
Bước 5: Rán bánh:
- Làm nóng dầu ăn trên lửa vừa để dầu nóng tới khoảng 150 độ C. Thả bánh vào nồi. Đợi khoảng 1 – 3 phút cho vỏ bánh hơi se lại thì dùng đũa đảo nhẹ cho bánh không dính nhau và không dính đáy nồi. Rán bánh trên lửa vừa tới khi vỏ bánh phồng to và bánh nổi lên mặt dầu là vớt ra.
- Vỏ bánh bị nứt nẻ, khó gói nhân: Nguyên nhân là do bột quá khô.
- Trong khi rán vỏ bị phồng, nứt hoặc nổ: Nhân chưa khô, thời gian nghỉ của bột chưa đủ, dầu quá nóng, khi nặn bánh chưa ép sát vỏ bánh vào phần nhân dẫn đến còn không khí trong bánh.
- Vỏ bánh không mịn màng, có nhiều “cục” nhỏ nổi lên: Vỏ bánh hơi khô quá, khi nặn bánh có nhiều vết rạn nứt.
- Vỏ bánh bị dai hoặc cứng, còn mùi bột: rán lần thứ 1 (hoặc lần thứ 2) quá lâu ở nhiệt độ quá thấp.
- Vỏ bánh nở kém, không mềm: bột vỏ bánh thiếu nước hoặc rán ở nhiệt độ quá thấp.